ClockThứ Năm, 20/04/2023 15:44

Chuẩn bị cho nhà ga T2 vào hoạt động: Cần thêm giải pháp để thu hút khách

TTH - Theo kế hoạch, cuối tháng 4/2023 là thời điểm nhà ga T2, Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài được đưa vào hoạt động. Dù thế, đến hiện tại, các thông tin chính thức về việc nhà ga T2 đưa vào khai thác vẫn chưa rõ ràng.

Phối hợp tốt hơn trong quảng bá du lịchKích cầu, tạo đà phát triển du lịchThúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

leftcenterrightdel
Du khách đến Huế bằng đường hàng không 

Chờ thông tin chính thức

Nhà ga hành khách T2, Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài được khởi công vào cuối năm 2019. Như thông báo trước đó, cuối tháng 4/2023 này, nhà ga sẽ chính thức đi vào hoạt động. Tháng 3 vừa qua, trong chuyến thăm và làm việc tại Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện công trình, đưa nhà ga mới vào hoạt động vào cuối tháng 4/2023. Khi đưa nhà ga T2 vào hoạt động, Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài sẽ nâng công suất từ 1,5 triệu lượt khách/năm lên 5 triệu lượt khách/năm.

Như thế, nếu đúng kế hoạch đề ra, chỉ còn 2 tuần nữa, sau nhiều năm chờ đợi, một cảng hàng không quốc tế với công suất 5 triệu lượt khách/năm sẽ đi vào hoạt động. “Nút thắt” về đường hàng không trong thu hút hành khách nói chung và khách du lịch nói riêng đến Huế sẽ phần nào được tháo gỡ. Tuy nhiên, đến hiện tại, đã là giữa tháng 4, vẫn chưa có thông tin chính thức nào về thời điểm nhà ga mới được đưa vào hoạt động.

Ngày 14/4, ông Nguyễn Đức Tiến, Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài thông tin, đến hiện tại, phía chủ đầu tư chưa thông báo chính thức, cũng chưa bàn giao cơ sở vật chất cho cảng quản lý và khai thác. Hiện tại, kế hoạch đưa nhà ga T2 vào khai thác vào cuối tháng 4 vẫn giữ nguyên, chưa có thông báo thay đổi. Còn để chắc chắn đưa vào khai thác vào cuối tháng thì cảng không thể khẳng định. Khả năng trong một vài ngày đến sẽ có thông báo chính thức từ Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) và chủ đầu tư.

Năm 2023, Thừa Thiên Huế tập trung nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ xứng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đón khoảng 3 - 3,5 triệu lượt khách, trong đó, có khoảng 20 - 30% là khách quốc tế. Vì vậy, nhà ga T2 đi vào hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng với kinh tế - xã hội của tỉnh. Cuối tháng 4 là thời điểm bắt đầu mùa du lịch nội địa, tạo ra nhiều cơ hội mới cho ngành du lịch Cố đô trong thu hút khách đến trực tiếp.

Trong khi đó, Hội Lữ hành tỉnh cho rằng, nhà ga T2 chuẩn bị đưa vào hoạt động, các doanh nghiệp (DN) rất cần các thông tin được công bố sớm. Những vấn đề về liên quan về đấu giá công khai các gian hàng, quầy tại sân bay, để các DN nắm và đấu thầu nếu có nhu cầu cũng rất cần thiết. Đặc biệt, DN hiện tại rất cần biết các thông tin, như tần suất chuyến bay thay đổi như thế nào? Sẽ có thêm những đường bay mới nào? Giá dịch vụ có thay đổi so với trước đây? Các chính sách kích cầu cho giai đoạn đầu nhà ga đưa vào khai thác như thế nào?... để chủ động xây dựng tour tuyến mới dựa trên đường bay mới.

leftcenterrightdel
Lãnh đạo tỉnh kiểm tra việc thi công nhà ga T2. Ảnh: Ngọc Hiếu 

Doanh nghiệp đang bị động

Để phát huy lợi thế khi cảng hàng không được nâng công suất, có cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi thì cần có sự chung tay từ nhiều phía. Trước hết là Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài cần sớm có những chính sách, giải pháp để thu hút khách. Thứ hai, tỉnh Thừa Thiên Huế có những phối hợp, chính sách riêng để góp phần với cảng hàng không thúc đẩy thu hút khách. Thứ ba, không kém phần quan trọng là các DN khai thác dịch vụ bay và các DN du lịch trong phối hợp thu hút khách, tăng số lượng khách sử dụng dịch vụ.

Ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh phân tích, xét về phương diện phát triển du lịch, khi một dự án lớn như sân bay mở rộng quy mô, có thể khai thác được nhiều thị trường mới thì cần có chiến lược quảng bá, giải pháp thu hút khách sớm hơn. Cần sớm tổ chức hội nghị kết nối DN, khách hàng để kích cầu, chủ động trước khi nhà ga đưa vào khai thác. Các chính sách mới, cơ chế riêng có thể áp dụng như trong tuần đầu, tháng đầu khai thác. Cơ quan quản lý cần làm việc với DN khai thác dịch vụ để cùng chung sức khai thác hiệu quả. Các bên cần có những giao ước, cùng phối hợp đưa khách đến.

Bà Dương Thị Công Lý, Phó Chủ tịch Hội Lữ hành tỉnh cho hay, DN du lịch ở Huế đang hết sức bị động dù thời gian qua có rất nhiều thông tin về sân bay tăng công suất. Dù được kỳ vọng có sự bứt phá tốt hơn cho mùa du lịch nội địa năm 2023 (du lịch hè) khi nhà ga mới hoạt động đúng vào dịp lễ 30/4 và 1/5. Nhưng đến nay, các thông tin đối với DN gần như là còn số 0. Để xây dựng tour và quảng bá thu hút khách, DN phải triển khai trước đó 2-3 tháng đối với khách nội địa, còn với khách quốc tế phải trước đó 6 tháng. Như tình hình hiện tại, khả năng sẽ chuẩn bị không kịp cho mùa hè năm nay.

Cũng liên quan đến xây dựng các tour tuyến đón đầu cho nhà ga T2 hoạt động, các DN lữ hành cho biết, thời gian qua, các DN đã tiến hành xúc tiến được một số thị trường mới như Malaysia, Lào, Thái Lan… và các bên đều đặt mục tiêu bay thẳng đến Huế. Nếu thông tin chậm, các chính sách không triển khai kịp thời, sẽ làm các hợp tác khó triển khai sớm trong giai đoạn hè năm nay.

Ở diễn biến khác, ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch cho biết, ngành du lịch vừa làm việc với Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam và Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài để bàn phối hợp quảng bá, truyền thông khi nhà ga mới đưa vào hoạt động. Hai bên thống nhất phối hợp hình thành không gian quảng bá, giới thiệu điểm đến tại nhà ga. Ngoài ra, sở cũng đã làm việc với các hãng hàng không trong nước và một số đối tác, hãng lữ hành lớn để bàn kế hoạch tăng tần suất bay, mở đường bay mới khi nhà ga T2 đi vào hoạt động chính thức.

QUANG SANG
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội thu hút đầu tư nhìn từ quy hoạch tỉnh

Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) là nền tảng, mở ra rất nhiều dư địa để thu hút đầu tư. Từ những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, cùng với chiến lược hoàn thiện hạ tầng trong từng giai đoạn, các doanh nghiệp sẽ tìm thấy “miền đất lành” để đầu tư, phát triển.

Cơ hội thu hút đầu tư nhìn từ quy hoạch tỉnh
Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới

Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế-xã hội; liên quan trực tiếp các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương. Ðây là nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới

TIN MỚI

Return to top