ClockThứ Năm, 04/01/2024 14:39

Du lịch Huế phấn đấu đón khoảng 3,5 - 4 triệu lượt khách năm 2024

TTH.VN - Sáng 4/1, Sở Du lịch tổ chức hội nghị triển khai công tác ngành du lịch năm 2024. Đến dự hội nghị có các ông: Nguyễn Quang Tuấn, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Hoàng Khánh Hùng, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
 Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tặng hoa chúc mừng ngành du lịch tỉnh

Năm 2023, ngành du lịch tỉnh đón gần 3,2 triệu lượt du khách, tăng 54,4% so với năm 2022; trong đó có gần 1,2 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 345% so với năm 2022. Doanh thu từ du lịch ước đạt hơn 6.605 tỷ đồng, tăng 45,7% so với năm 2022; các chỉ tiêu về du lịch đạt mục tiêu năm 2023 đề ra.

Đáng chú ý là lượng du khách tàu biển quay trở lại Thừa Thiên Huế tăng đáng kể; đã có 25 chuyến tàu đưa 33.097 khách du lịch đến Cảng Chân Mây. Nhà ga T2 của Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài từ khi đi vào vận hành đã khai thác được 70 chuyến bay quốc tế đến và đi từ các thành phố: Incheon (Hàn Quốc), Côn Minh (Trung Quốc) và Đài Bắc (Đài Loan - Trung Quốc) với 7.322 hành khách. Năm 2023, ngành du lịch đón nhận nhiều danh hiệu và giải thưởng của quốc gia và quốc tế.

Năm 2024, ngành du lịch Thừa Thiên Huế dự kiến đón khoảng 3,5 - 4 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa chiếm khoảng 60-70%; tổng thu từ du lịch khoảng 7.500 - 8.000 tỷ đồng. Ngành du lịch tỉnh sẽ đẩy nhanh chuyển đổi số trong ngành du lịch, ưu tiên phát triển theo hướng quản lý, trải nghiệm và quảng bá thông minh; Xây dựng các sản phẩm du lịch chủ đạo có thương hiệu trên cơ sở lấy văn hóa Huế làm nền tảng cùng nhiều giải pháp khác để thúc đẩy du lịch.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, năm 2024 là năm quan trọng của tỉnh, là năm tạo những kết quả vượt bậc để thực hiện đề án đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương, trong đó vai trò của dịch vụ du lịch rất quan trọng. Tỉnh sẽ tập trung nhiều giải pháp quan tâm phát triển Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa du lịch của cả nước, là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Du lịch, cùng các ngành, địa phương cần tập trung hơn nữa, khắc phục những tồn tại, hạn chế; nỗ lực hơn nữa, bám sát những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp đã nêu để triển khai thực hiện, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của ngành nhằm đạt được những kết quả tốt nhất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà trong năm 2024.

HỮU PHÚC
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh

Với lợi thế cách Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô khoảng 40km, đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, có QL1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, đặc biệt có Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài và Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài nên Hương Thủy hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu thương mại với các vùng, miền trong nước cũng như quốc tế.

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh
Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
Ngăn chặn nạn “chặt chém” khách: Cùng vào cuộc

Mặc dù môi trường du lịch Huế ngày càng được cải thiện nhưng thi thoảng những vụ việc “chặt chém” khách về giá lại làm cho du lịch Huế “mang tiếng xấu”. Tuyên truyền và có chế tài xử phạt là điều cần làm, nhưng để hiệu quả, cần sự phối hợp vào cuộc của các cấp, ngành, chính quyền địa phương và mỗi một người dân, du khách.

Ngăn chặn nạn “chặt chém” khách Cùng vào cuộc
Phát triển du lịch bền vững và thân thiện môi trường

Ngành du lịch Thừa Thiên Huế luôn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Việc hợp tác với các đối tác để tạo ra những sản phẩm du lịch mới mang tính chất xanh và bền vững, từ đó nâng cao trải nghiệm của du khách khi đến với Huế là giải pháp thiết thực mà ngành du lịch Cố đô lựa chọn.

Phát triển du lịch bền vững và thân thiện môi trường

TIN MỚI

Return to top