ClockThứ Sáu, 23/12/2022 22:02

Nhộn nhịp tour tham quan mua sắm tại chợ Đông Ba

TTH.VN - Mỗi ngày, chợ Đông Ba đón hàng trăm khách nước ngoài đến tham quan, mua sắm. Đang mùa “inbound” (khách du lịch nước ngoài), khách đến mua đặc sản, hàng lưu niệm, khám phá văn hóa nhộn nhịp.

Nghề xưa giữa chợ"Không phải của mình thì trả lại cho khách"Xây dựng thương hiệu “Văn minh, thân thiện là người Đông Ba”Trao Huân chương lao động hạng Ba của Chủ tịch nước cho PGS.TS. NGƯT Nguyễn Văn ThuậnKhi tiểu thương chợ Đông Ba không còn nói thách...

Đoàn khách châu Á mua mứt quả sấy khô với số lượng lớn

Ngoài khách lẻ, trưa và cuối giờ chiều là hai khung giờ các đoàn tour tổ chức đưa khách đến tham quan chợ. Ngoài khách châu Âu du lịch dịp Giáng sinh, năm mới; hiện đang là cao điểm dòng khách Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Chị Trần Thị Thu Hương, bán hàng đặc sản Huế cho hay, khách rất thích mua các sản phẩm sấy khô và đồ lưu niệm nhỏ gọn khi đến chợ Đông Ba.

Để phục vụ nhu cầu mua sắm của khách, ngoài thông thạo tiếng Pháp, chị Hương còn tự học để giao tiếp cơ bản một vài ngoại ngữ khác.

Chị Huyền Trần, người Pháp gốc Việt sau hơn 40 năm về thăm Huế cùng chồng và con gái. Khi mới đến Huế, gia đình chị đã ghé thăm các điểm di tích và chợ Đông Ba.

Cuối chuyến đi, chị quyết định quay lại chợ mua quà tặng mẹ và người thân. Chị Huyền Trần chia sẻ: “Các tiểu thương gần gũi, nhiệt tình. Ngoài mua quà, gia đình tôi còn được thưởng thức ẩm thực ở chợ. Đây là một ngôi chợ có bề dày lịch sử và là nơi mua sắm thú vị”.

Mùa này, hầu như hôm nào chợ Đông Ba cũng đón các đoàn khách Thái Lan. Dòng khách này rất thích mua các loại hạt, quả sấy khô, dầu tràm… và mua với số lượng lớn.

Sau hơn 1 giờ đồng hồ thử, lựa thỏa thích và mua một túi hàng to, bà Kyo Pat – du khách người Thái nói rằng bà khá ấn tượng vì được thông tin giá cả, mặt hàng rõ ràng; người bán hàng cũng rất thân thiện, đặc sản ngon giá rẻ… Điều này khác xa với những gì bà từng nghe khi đến đây mua sắm.

Được xem là “xứ Huế thu nhỏ”, chợ Đông Ba có khoảng 60 ngành hàng từ cao cấp đến bình dân với hơn 2.700 lô hàng phân bổ 6 khu vực.

Theo Trưởng BQL chợ Đông Ba, bà Hoàng Thị Như Thanh, ngoài sắp xếp xây dựng các ngành hàng, niêm yết giá… chợ triển khai cuộc vận động "3 không" (không chèo kéo, không mì xưa, không nói thách) và "2 có" (có chất lượng, có uy tín). Sự thay đổi này góp phần tạo nên một điểm đến văn hóa thân thiện, để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

Chị Võ Thị Như Ý, hướng dẫn viên Công ty Indochia (Công ty Lữ hành du lịch Đà Nẵng) chia sẻ, mỗi tháng, công ty chị có 4-5 tour ở Huế. Mỗi tour ở Huế kéo dài 4 ngày, trong đó có buổi ghé chợ tham quan, mua sắm. “Giá cả khá hợp lý, hàng hoá đa dạng, dễ chọn lựa nên chợ là điểm đến không thể thiếu trong tour của công ty chúng tôi”, chị Ý nói.

Cùng Thừa Thiên Huế Oline theo chân du khách tham quan, mua sắm ở chợ Đông Ba những ngày này:

Các đoàn tour đưa du khách tham quan chợ  

Tìm mua quà khi Giáng sinh cận kề

Khách mua sắm chờ, ăn thử các món mứt, bánh 

Khách châu Âu thích đồ lưu niệm handmade hoặc các sản phẩm thân thiện với môi trường

Chị Amelia, người Australia quyết định mua đũa - về tặng người thân để trải nghiệm cách gắp thức ăn của người châu Á

Nhu cầu mua sắm đa dạng, phong phú

Thoải mái tham quan, khám phá văn hóa ẩm thực ở chợ 

Thanh toán minh bạch ngay tại chỗ

 

Nghe hướng dẫn viên thuyết minh về lịch sử văn hóa, đời sống ở chợ 

Một vị khách Thái khoe túi quà lớn mới mua  

Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi

Khách nước ngoài thích thú mua đặc sản tại chợ Đông Ba 

TUỆ THẮNG (Thực hiện)

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản

Du lịch là ngành công nghiệp, dĩ nhiên trước hết mang lại lợi nhuận, đóng góp lớn trong ngành kinh tế của tỉnh. Song hành với đó cũng là quảng bá các di sản thiên nhiên, văn hóa, di sản của tiền nhân để lại. Đây cũng là cách quảng bá cho một vùng đất tươi đẹp, thân thiện, giàu tri thức và tiềm năng đến với cả nước và thế giới.

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản
Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia

Năm 2025, Thừa Thiên Huế được chọn để đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia. Đây là cơ hội để ngành du lịch Cố đô kết nối và tạo được dấu ấn, khai thác hết tiềm năng, lợi thế, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia
Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới

Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Thành ủy về phát triển du lịch, dịch vụ (DLDV), trọng tâm là phát triển, hoàn thiện dịch vụ, du lịch về đêm, ẩm thực Huế (viết tắt là Nghị quyết 03), nhiều sản phẩm du lịch mới trên địa bàn thành phố hình thành, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng lên đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.

Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới
Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển

Thừa Thiên Huế đang nỗ lực xây dựng và phát triển xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch. Ngành du lịch cùng các ban, ngành, đơn vị liên quan đang cố gắng tăng tốc để đạt được mục tiêu của Nghị quyết 04-NQ/TU đã được Tỉnh ủy ban hành.

Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top