ClockThứ Năm, 16/05/2024 16:25

Phát triển du lịch là chương trình trọng điểm, đột phá trong phát triển kinh tế của A Lưới

TTH.VN - Trong khuôn khổ chương trình “Ngày hội văn hoá, thể thao, du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV, chiều 16/5, UBND huyện A Lưới tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch năm 2024.

Đổi mới hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịchNâng cao kỹ năng quảng bá, xúc tiến du lịch cộng đồng

Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cùng các nhà đầu tư - doanh nghiệp, các đơn vị lữ hành, chuyên gia du lịch…

Hội nghị xúc tiến du lịch A Lưới năm 2024

A Lưới là huyện miền núi, biên giới nằm phía Tây của tỉnh, cách TP. Huế khoảng 70 km, có đường biên giới hơn 80km tiếp giáp với nước bạn Lào và 2 cửa khẩu (Hồng Vân - Cô Tài; A Đớt - Tà Vàng).

Dòng chảy lịch sử đã sản sinh bản sắc riêng có của người Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy, Vân Kiều và các dân tộc anh em khác, cùng nhau làm nên một vùng đất A Lưới đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc, làm phong phú thêm kho tàng di sản của Việt Nam.

A Lưới cũng là mảnh đất căn cứ địa cách mạng, với hệ thống 72 điểm di tích lịch sử, trong đó có 12 điểm được cấp Trung ương, tỉnh công nhận, điểm nhấn là đường Hồ Chí Minh huyền thoại là di tích cấp Quốc gia Đặc biệt. Hiện có 2 Di sản cấp Quốc gia đó là Nghề dệt thổ cẩm Dèng của dân tộc Tà Ôi và Lễ hội A Da Koonh (mừng lúa mới) của người Pa Cô. A Lưới cũng có hệ thống sinh thái suối thác dày đặc, đẹp, vẫn còn hoang sơ, đặc biệt khí hậu mát mẻ, trong lành.

Tình hình khách tham quan du lịch A Lưới ngày càng tăng, năm 2024, tổng lượt khách ước đạt 75.000 lượt khách. Trong đó, khách nội địa ước đạt 70.000, khách quốc tế ước trên 5.000 lượt. Khách lưu trú ước đạt 10.000 lượt. Thời gian lưu trú trung bình 1,5 ngày. Ước doanh thu 37,5 tỷ đồng.

Nghề dệt thổ cẩm Dèng của dân tộc Tà Ôi là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú được nâng cấp, làm mới, cơ bản đảm bảo cho du khách, với trên 30 cơ sở lưu trú, công suất tối đa trên 800 khách/thời điểm. Với những đặc điểm đó, A Lưới có tiềm năng phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt là tiềm năng phát triển du lịch.

Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận với những ý kiến định hướng gợi mở nhiều thông tin hữu ích về định hướng phát triển ngành du lịch huyện A Lưới. Đặc biệt, tại phiên thảo luận, đã có nhiều ý kiến tham gia rất cụ thể, tập trung vào các vấn đề về lợi thế của huyện, vấn đề về liên kết, hợp tác phát triển du lịch…của các doanh nghiệp, công ty du lịch, khẳng định sự kỳ vọng của các doanh nghiệp, công ty du lịch đối với huyện A Lưới.

Huyện A Lưới xác định Phát triển du lịch là chương trình trọng điểm, đột phá trong phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đã ban hành các quyết nghị quan trọng về phát triển du lịch A Lưới với các giải pháp như: Tập trung xây dựng, hoàn thiện quy hoạch về phát triển du lịch. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất. Xây dựng phát triển sản phẩm du lịch. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

Huyện A Lưới cam kết sẽ hoàn thiện đề án phát triển du lịch và đồng hành cùng với doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện và hỗ trợ tích cực nhất cho nhà đầu tư khi đến đầu tư, liên kết, hợp tác tại huyện A Lưới.

Hà Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Return to top