ClockThứ Bảy, 16/04/2016 05:53

Cẩm nang bỏ túi cho chuyến du lịch Huế

Nhờ phong cảnh sơn thủy hữu tình, thơ mộng, "du lịch Huế" đã xuất hiện trong kế hoạch du lịch, khám phá của rất nhiều du khách. Những kinh nghiệm du lịch Huế sau đây rất cần thiết cho kế hoạch khám phá cố đô của bạn.

Những địa điểm bạn nên đến khi đi du lịch ở Huế

Nét thơ mộng là điểm cuốn hút nhiều du khách đến du lịch Huế. Ảnh: Internet

1. Nên đến Huế vào thời gian nào?

Huế đẹp vào mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 thì ở Huế trời mưa rất nhiều. Nếu đi du lịch Huế vào khoảng thời gian này, thời tiết không thuận lợi sẽ khiến bạn không khám phá được hết vẻ đẹp của Huế.

2. Phương tiện di chuyển

Nếu không tự tin di chuyển bằng phương tiện cá nhân trên quãng đường dài, bạn có thể du lịch Huế bằng các loại phương tiện như máy bay, tàu hỏa hoặc xe khách.

Để tiện cho việc di chuyển trong nội thành Huế, bạn có thể thuê xe máy với mức giá từ 100.000 đến 200.000đ/xe/ngày. Muốn cảm nhận hết nét mộc mạc, bình dị khi tham quan Đại Nội, bạn nên thử đi bằng xích lô.

3. Lưu trú

Điểm lưu trú ở Huế rất đa dạng, tùy thuộc vào những điều kiện của cá nhân mà bạn có thể lựa chọn cho mình một điểm lưu trú thích hợp một cách dễ dàng. Bạn có thể ở trong những khách sạn hạng sang, những nhà nghỉ bình dân hay một loại hình lưu trú mới được đầu tư ở Huế trong thời gian gần đây là hostel.

4. Ăn uống

Với một bản đồ ẩm thực phong phú, đặc sắc, các món ăn ở Huế mang những nét độc đáo riêng biệt mà bạn sẽ khó có thể tìm thấy ở một nơi nào khác. Những món đặc sản mà bạn nên thử khi du lịch Huế là: cơm hến, vả, bún bò, bánh bèo, bánh lọc “Mụ Đỏ”, bánh khoái.

5. Các điểm tham quan

- Thành phố Huế là điểm đầu tiên bạn nên khám phá để biết thêm về cuộc sống, về con người ở Huế.

- Khi nhắc tới những điểm tham quan khi du lịch Huế, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua Đại Nội.

Đại Nội Huế. Ảnh: Internet

- Lăng tẩm của các đời vua ở Huế đều gắn với những câu chuyện lịch sử thú vị và mang những nét đẹp riêng, do đó chuyến đi của bạn chắc chắn sẽ không hoàn hảo nếu bạn không đến chiêm ngưỡng tận mắt những công trình cổ xưa này. Theo kinh nghiệm du lịch Huế của mình thì các lăng tẩm nằm ở những vị cách xa nhau và cũng không nằm trong trung tâm của thành phố. Vì vậy, bạn nên dành thời gian thuê taxi hoặc nếu muốn chủ động hơn, có thể thuê xe tự lái, hoặc xe máy cho một tour đi tham quan lăng tẩm. Đáng chú ý nhất phải kể đến lăng Tự Đức, lăng Khải Định và lăng Minh Mạng.

- Sông Hương là một “món quà” mà thiên nhiên đã ưu đãi dành tặng cho Huế. Chỉ với 50.000đ, bạn đã có thể mua được một vé đi thuyền ngắm nhìn vẻ lung linh của Huế và nghe hát ca trù trong một buổi tối lộng gió trên sông.

Sông Hương. Ảnh: Internet

- Núi Ngự Bình là một “món quà” mà thiên nhiên đã ban tặng cho Huế. Núi Ngự Bình cùng với sông Hương chính là biểu tượng của thiên nhiên Huế. Từ trên đỉnh núi Ngự, bạn có thể ngắm nhìn các địa điểm nổi tiếng cũng như phong cảnh thiên nhiên thơ mộng xung quanh.

Nét thơ xứ Huế. Ảnh: Internet

Ngoài những địa danh nổi tiếng phía trên, còn rất nhiều những địa danh nổi tiếng khác mà nếu như có nhiều thời gian cho chuyến du lịch Huế, bạn nên đi hết như: Núi Bạch Mã, điện hòn Chén, bảo tàng mỹ thuật Cung Đình Huế, chợ Đông Ba, chùa Thiên Mụ, Biển Lăng Cô, đồi Vọng Cảnh, biển Thuận An, biển Cảnh Dương.

Theo Timeoutvietnam

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
Ngăn chặn nạn “chặt chém” khách: Cùng vào cuộc

Mặc dù môi trường du lịch Huế ngày càng được cải thiện nhưng thi thoảng những vụ việc “chặt chém” khách về giá lại làm cho du lịch Huế “mang tiếng xấu”. Tuyên truyền và có chế tài xử phạt là điều cần làm, nhưng để hiệu quả, cần sự phối hợp vào cuộc của các cấp, ngành, chính quyền địa phương và mỗi một người dân, du khách.

Ngăn chặn nạn “chặt chém” khách Cùng vào cuộc
Phát triển du lịch bền vững và thân thiện môi trường

Ngành du lịch Thừa Thiên Huế luôn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Việc hợp tác với các đối tác để tạo ra những sản phẩm du lịch mới mang tính chất xanh và bền vững, từ đó nâng cao trải nghiệm của du khách khi đến với Huế là giải pháp thiết thực mà ngành du lịch Cố đô lựa chọn.

Phát triển du lịch bền vững và thân thiện môi trường
Du lịch Huế: Đừng để đi sớm, về muộn - Kỳ 3: Để khẳng định vị thế

Phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, du lịch Huế cũng phải trở lại đúng vị thế vốn có, xứng tầm với tài nguyên, thế mạnh. Muốn làm được điều đó, cần một chiến lược với những giải pháp cụ thể để làm nổi bật vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn đã được tỉnh xác định; xứng đáng là trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch.

Du lịch Huế Đừng để đi sớm, về muộn - Kỳ 3 Để khẳng định vị thế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top