ClockThứ Năm, 19/04/2018 14:33

Cần có các trạm tra cứu thông minh

TTH - Hiện nay, các bảng biển chỉ dẫn, bản đồ du lịch được lắp đặt khá nhiều ở các tuyến đường và điểm du lịch. Tuy nhiên, đánh giá chung đối với các bảng biển này là chưa phục vụ tốt nhất cho du khách.

Thiếu biển chỉ dẫn, nhiều phương tiện gặp khóBất cập biển báo giao thông

Du khách được giới thiệu về Đại Nội bằng bảng đồ trước khi vào tham quan

Thừa và thiếu

Khu vực từ bến xe Nguyễn Hoàng vào Đại Nội có khá nhiều bảng biển chỉ dẫn, bản đồ du lịch với nhiều hình dạng, kích cỡ khác nhau, nhìn rất thiếu chuyên nghiệp. Hiện, trên địa bàn TP. Huế có 4 loại bảng biển, bản đồ do 4 cơ quan, đơn vị khác nhau thực hiện. Đó là bảng biển của TP. Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh và mới nhất là hệ thống bảng biển và bản đồ do Sở Du lịch lắp đặt.

Trong khi một số điểm tập trung quá nhiều bảng biển, thì một số tuyến đường lại thiếu, nhất là bản đồ du lịch. Chẳng hạn như đoạn đường từ cầu Gia Hội đến bến xe Nguyễn Hoàng, hay tuyến đường Lê Lợi, từ cầu Phú Xuân lên ga Huế cũng thiếu. Khu vực trong nội thành hay phố cổ Chi Lăng cũng thiếu nhiều.

Ông Trương Thành Minh, Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch cho biết, trong năm 2017, sau khi khảo sát mức độ cần thiết, thừa và thiếu các bảng biển, bản đồ đu lịch, Sở Du lịch triển khai lắp đặt 8 bảng chỉ dẫn trên địa bàn TP. Huế đang còn thiếu, như ở Bến xe chùa Thiên Mụ, Công viên 3/2, Công viên trước siêu thị Big C Huế, Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.... Sau khi đặt, ngành có thăm dò ý kiến của nhiều du khách thì được đánh giá cao. Du khách cho rằng, khi xem bản đồ mới biết xung quanh còn nhiều điểm du lịch khác chưa biết đến.

Theo Trương Thành Minh, Sở Du lịch đang tiến hành lắp đặt thêm 8 bản đồ chỉ dẫn tại 4 huyện, thị xã là Hương Thủy, Phong Điền, Quảng Điền và Phú Vang. Qua các buổi khảo sát vị trí với các địa phương, bản đồ chỉ dẫn du lịch mới này sẽ được lắp đặt tại các địa điểm đông khách qua lại. Tại điểm đặt bản đồ chỉ dẫn, khách du lịch có thể tìm kiếm được đường đi đến các điểm tham quan trong khu vực và địa phương lân cận nhờ thông tin, hình ảnh cụ thể trên bản đồ. Hệ thống bảng chỉ dẫn du lịch được lắp đặt và đưa vào sử dụng kịp thời phục vụ khách du lịch trong dịp Festival Huế 2018.

Dù đã lắp đặt thêm bảng biển, bản đồ mới, hạn chế của các bảng biển này là cung cấp thông tin một cách thụ động. Du khách Hà Trọng Hiếu đến từ Hà Nội chia sẻ, ở Hà Nội ngoài hệ thống bảng biển, có rất nhiều ki ốt tra cứu thông tin, rất tiện lợi, hiện đại và có tính tương tác. “Tôi thấy các bảng biển ở Huế đa số có kích thước nhỏ và thiếu nhiều thông tin cần thiết. Những du khách như tôi cần thêm cả số điện thoại đường dây nóng của ngành du lịch và công an thì ở các bảng biển này không có”, anh Huế chia sẻ.

Bắt nhịp xu hướng

Hiện nay, nhiều thành phố du lịch trên thế giới và trong nước sử dụng các ki ốt (trạm) tra cứu thông tin. Huế là thành phố du lịch nhưng rất khó có thể tìm một ki ốt để tìm hiểu thông tin về du lịch, khách sạn, điểm đến lý thú cho khách du lịch trong và ngoài nước. Việc lắt đặt các ki ốt tra cứu thông tin du lịch rất cần thiết bởi đây là một trong những phương tiện quảng bá du lịch tiện ích, hiện đại trong thời đại công nghệ phát triển.

“Theo xu hướng phát triển của công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các bảng biển sẽ dần không còn đáp ứng nhu cầu. Do đó, Sở Du lịch đang kết hợp với một số đối tác chuẩn bị ra mắt một số ứng dụng du lịch trên điện thoại thông minh,nhằm hỗ trợ thông tin cho du khách theo hình thức tiếp cận nhanh nhất về điểm đến Thừa Thiên Huế”, ông Nguyễn Văn Phúc thông tin.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết, vừa qua đã lắp đặt thử nghiệm các trạm thông tin ở một số tuyến đường chính, điểm dừng chân ở trung tâm TP. Huế, nhất là trong các dịp Festival Huế từ năm 2010 đến 2014. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, do điều kiện thời tiết bất lợi, các trạm thông tin này đã xuống cấp, chưa được đầu tư cập nhật thường xuyên công nghệ và thiết bị mới nên không phù hợp với điều kiện thực tế, do vậy đã được các cơ quan chủ quản tạm tháo dỡ.

 “Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh có kế hoạch lắp đặt một số trạm thông tin tự động sử dụng công nghệ mới, bố trí tại một số tuyến đường thường xuyên có du khách qua lại ở TP. Huế nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của du khách. Hiện nay, Sở đã đặt các thiết bị trình chiếu tự động hình ảnh điểm đến tại Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài và Ga Huế, đồng thời kết nối với Công ty CP Hồng Đức đầu tư hệ thống máy bán lẻ từ động S&B để đưa thông tin điểm đến của địa phương trên màn hình của hệ thống này”, ông Nguyễn Văn Phúc cho hay.

Thời gian tới, Sở Du lịch sẽ thiết lập và vận hành Phòng Truyền thông trực tuyến; trong đó, sẽ đầu tư một số thiết bị và các ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến để tra cứu thông tin tự động.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đừng để con "mất kết nối"

Ba tháng hè, nhiều phụ huynh thấy bất lực khi con suốt ngày ôm điện thoại thông minh. Nhiều chị thú nhận, họ đã từng “ngắt” kết nối với con trong thời gian dài cũng chỉ vì cả hai cứ khư khư ôm máy, sống trong thế giới ảo.

Đừng để con mất kết nối
Ưu tiên chuyển đổi số ngành Y tế trên ba lĩnh vực

Chiều 19/7, tại huyện Phong Điền, Sở Y tế tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo các huyện, thị, thành phố, các bệnh viện và trung tâm y tế trực thuộc Sở.

Ưu tiên chuyển đổi số ngành Y tế trên ba lĩnh vực
Cần giải pháp căn cơ để du lịch thật sự thông minh

Từ năm 2018, Thừa Thiên Huế đã ban hành đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”; trong đó, du lịch là lĩnh vực được chú trọng phát triển hàng đầu.

Cần giải pháp căn cơ để du lịch thật sự thông minh
Return to top