ClockThứ Hai, 09/01/2023 21:56

Du lịch Huế phấn đấu đón từ 3 – 3,5 triệu lượt khách trong năm 2023

TTH.VN - Năm 2023, ngành du lịch phấn đấu đón khoảng 3 - 3,5 triệu lượt khách, đẩy mạnh khai thác nguồn khách nội địa, tập trung phục hồi các thị trường khách quốc tế...là những mục tiêu Sở Du lịch đặt ra tại hội nghị tổng kết năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 chiều 9/1.

Quảng Điền phấn đấu có trên 97% hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóaThủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023TP. Huế tiếp tục tập trung phát triển thế mạnh các ngành kinh tế chủ lựcDu lịch 2023, Đông Nam Á chờ khách Trung QuốcDubai đình chỉ thuế rượu để thúc đẩy du lịchViệt Nam trong top 10 nước, vùng lãnh thổ thân thiện nhất thế giớiĐón những vị khách du lịch đầu tiên đến Huế bằng đường hàng không trong năm 2023

Năm 2022, du lịch Huế đón được 2,05 triệu lượt khách du lịch

Tham dự hội nghị có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng.

Năm 2022, lượng khách du lịch đến Huế phục hồi khá tốt sau ảnh hưởng dịch COVID-19, đặc biệt là khách nội địa.

Việc liên kết với các đối tác là các hãng lữ hành, hãng hàng không, cùng các địa phương nhằm phục hồi, khai thác, kết nối lại thị trường khách được quan tâm.

Nhiều đoàn Famtrip, Prestrip từ các địa phương trong nước và quốc tế liên tục đến khảo sát nhằm quảng bá, kết nối thị trường du lịch với Huế.

Năm 2022 ngành du lịch đón 2,05 triệu lượt khách, tăng 189% so với năm trước; trong đó có trên 260 nghìn lượt khách quốc tế; tổng thu từ du lịch đạt hơn 4.500 tỷ đồng, vượt 12,5% kế hoạch (theo phương án thấp).

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình trao bằng khen của lãnh đạo tỉnh cho các cá nhân đã có thành tích xuất sắc năm 2022 

Năm 2023, du lịch Thừa Thiên Huế phấn đấu đón khoảng 3 – 3,5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa chiếm khoảng 70-80%; tổng doanh thu khoảng 6.000-7.000 tỷ đồng.

Để đạt được con số trên, trong năm 2023, ngành du lịch tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch chủ đạo có thương hiệu trên cơ sở lấy văn hoá Huế làm nền tảng. Vận động doanh nghiệp phát triển một số sản phẩm mới gắn với du lịch sinh thái, chăm sóc sức khỏe; du lịch thông minh, du lịch nông nghiệp. Đồng thời phát triển dòng du lịch tâm linh, du lịch làng nghề.

Ngành du lịch tập trung chuyển đổi số, ưu tiên phát triển theo hướng quản lý, trải nghiệm và quảng bá thông minh. Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá theo hướng chuyên nghiệp để mở rộng thị trường. Liên kết với các địa phương để kết nối các sản phẩm du lịch liên vùng - miền. Tiếp tục duy trì với các đối tác chiến lược như các hãng hàng không, các đơn vị lữ hành lớn để hình thành một số sản phẩm tour tuyến, tăng thêm lượng khách quốc tế và nội địa đến Thừa Thiên Huế.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đánh giá, nếu so với du lịch trong nước, sự phục hồi của du lịch Huế không bằng, nhưng so với phục hồi toàn nền kinh tế của tỉnh thì du lịch phục hồi ấn tượng, đã đóng góp rất lớn vào bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, ngành du lịch phải chủ động hơn nữa trong khai thác các thị trường khách quốc tế; chủ động tham mưu cho lãnh đạo tỉnh các giải pháp mới; đồng thời phải đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá để đưa hình ảnh Huế ra các thị trường một cách hiệu quả hơn. 

Tin, ảnh: ĐỨC QUANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
Ngăn chặn nạn “chặt chém” khách: Cùng vào cuộc

Mặc dù môi trường du lịch Huế ngày càng được cải thiện nhưng thi thoảng những vụ việc “chặt chém” khách về giá lại làm cho du lịch Huế “mang tiếng xấu”. Tuyên truyền và có chế tài xử phạt là điều cần làm, nhưng để hiệu quả, cần sự phối hợp vào cuộc của các cấp, ngành, chính quyền địa phương và mỗi một người dân, du khách.

Ngăn chặn nạn “chặt chém” khách Cùng vào cuộc
Phát triển du lịch bền vững và thân thiện môi trường

Ngành du lịch Thừa Thiên Huế luôn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Việc hợp tác với các đối tác để tạo ra những sản phẩm du lịch mới mang tính chất xanh và bền vững, từ đó nâng cao trải nghiệm của du khách khi đến với Huế là giải pháp thiết thực mà ngành du lịch Cố đô lựa chọn.

Phát triển du lịch bền vững và thân thiện môi trường
Du lịch Huế: Đừng để đi sớm, về muộn - Kỳ 3: Để khẳng định vị thế

Phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, du lịch Huế cũng phải trở lại đúng vị thế vốn có, xứng tầm với tài nguyên, thế mạnh. Muốn làm được điều đó, cần một chiến lược với những giải pháp cụ thể để làm nổi bật vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn đã được tỉnh xác định; xứng đáng là trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch.

Du lịch Huế Đừng để đi sớm, về muộn - Kỳ 3 Để khẳng định vị thế

TIN MỚI

Dịch vụ thuê xe 16 chỗ xe đời mới, chiết khấu cao
Return to top