ClockThứ Sáu, 14/06/2019 15:04

Ngành du lịch tham gia “chống” rác thải nhựa

TTH - Ngành du lịch vừa phát động và ký biên bản cam kết đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp du lịch cùng tham gia “chống rác thải nhựa”, “nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”, hướng đến môi trường xanh, sạch.

Chống rác thải nhựa là trách nhiệm xã hộiHơn 80 đơn vị ký cam kết chống rác thải nhựaNgăn ô nhiễm không khí và rác thải nhựa

Hầu hết du khách đi tham quan đều sử dụng nước uống đóng chai từ nhựa

Truyền đi thông điệp

Chỉ tính riêng nước uống đóng chai, trung bình mỗi du khách sử dụng 3 - 4 chai loại 500ml/ngày. Việc thu gom, xử lý rác thải đang được Huế xử lý tốt, nhưng giải pháp gốc rễ chính là việc hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa và sử dụng các chất liệu thay thế thân thiện với môi trường.

Cuối tháng 5/2019, hơn 80 cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp du lịch cùng ký vào một bản cam kết nói không với các sản phẩm từ nhựa. Theo đó, các đơn vị, doanh nghiệp du lịch cam kết thực hiện không sử dụng sản phẩm ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần; trong các hội nghị, hội thảo của đơn vị, không sử dụng nước uống đóng chai sử dụng một lần, có thể tích 330 - 500ml; các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, khu du lịch, điểm du lịch thu gom, phân loại, xử lý chất thải theo đúng quy định; định kỳ chủ nhật hàng tuần tổ chức vệ sinh môi trường, cảnh quan tại nơi ở, nơi làm việc…

Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch cho biết, đây là một thông điệp ý nghĩa mà ngành du lịch muốn gửi đến mỗi một du khách khi đến Huế du lịch. Từ các doanh nghiệp du lịch, đơn vị quản lý các điểm du lịch sẽ giải thích cho du khách hiểu, việc sử dụng các chất liệu nhựa quá nhiều đang làm ảnh hưởng đến môi trường sống, môi trường du lịch. Huế mong muốn là địa phương tiên phong nói không với chất thải từ nhựa trong hoạt động du lịch; phát triển du lịch là quan trọng và đi đôi với đó là bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích, điểm du lịch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung yêu cầu, để có thể chuyển biến nhận thức của du khách thì trước tiên lãnh đạo, nhân viên, người lao động trong mỗi đơn vị du lịch cần thay đổi nhận thức về việc bảo vệ môi trường, không có các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Nhân viên du lịch gương mẫu và tiên phong sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; kiên quyết nói không với túi ni lông và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, cần đẩy mạnh tuyên truyền về nguy cơ ô nhiễm nhựa và ni lông nhằm thay đổi thói quen, tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa dùng một lần của người dân và du khách.

Cần có lộ trình

Bà Dương Thị Công Lý, Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Hà Nội - Chi nhánh Huế nhìn nhận, việc phát động phong trào là rất cần thiết, riêng tiến đến không sử dụng các chai nước đóng chai cần có lộ trình và cần có vật liệu thay thế vừa an toàn, vừa có tính tiện lợi. Bởi khi du khách ở khách sạn, nhà hàng, di chuyển trên xe có thể dùng bình nước loại lớn, còn khi di chuyển đi tham quan thì cần có chai nước nhỏ. Nếu sử dụng chai thủy tinh thì không phù hợp, thiếu tính an toàn.

Một ý kiến khác cũng cần được ngành du lịch nghiên cứu tìm giải pháp phù hợp hơn. Đối với du khách, họ sẽ không đồng ý với việc dùng chai nước sử dụng nhiều lần, nhất là khách nước ngoài. Bởi họ cho rằng không đảm bảo vệ sinh. Do đó, cần chất liệu thay thế phù hợp hơn và có thể tận dụng sử dụng lại nhiều lần trong mỗi chuyến du lịch.

Ông Lê Hữu Minh khẳng định, thực hiện phong trào này hiệu quả, hướng đến hạn chế rác thải nhựa, ni lông, trước hết, ngành sẽ tăng cường hoạt động vận động, tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của các thành viên trong từng gia đình, cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội du lịch và toàn xã hội; kêu gọi sự chung tay vào cuộc của hệ thống chính trị các cấp nhất là cấp cơ sở.

Bên cạnh đó, ngành du lịch sẽ phát động phong trào, chiến dịch giảm thiểu sử dụng và phát sinh rác thải nhựa, ni lông, bằng các vật liệu khác thân thiện với môi trường như túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần, túi ni lông tự phân hủy, vật dụng bằng thủy tinh… Tổ chức các đợt ra quân làm sạch môi trường, kêu gọi không sử dụng túi ni lông, nước uống đóng chai một lần… và thu hút du khách cùng tham gia để tuyên truyền, gửi thông điệp đến du khách gần xa.

“Chống rác thải nhựa”, “nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần” sẽ giữ gìn môi trường, xây dựng môi trường du lịch Huế ngày càng văn minh, thân thiện. Đây là việc khó, nhưng không phải không làm được. Mỗi mỗi cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp và các điểm du lịch cùng thực hiện đúng với cam kết thì vận động du khách cùng tham gia là điều không khó.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top