ClockThứ Sáu, 05/08/2022 22:28

Quảng bá, xúc tiến du lịch tại thị trường Tây Nguyên

TTH.VN - Chiều 5/8, tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, năm địa phương “Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam” tổ chức hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch điểm đến tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên.

Đường Trịnh Công Sơn - những điều trông thấyTiến tới phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu sốHộ chiếu mới: Lữ hành và các bộ, ngành xoay sở tìm 'tiếng nói chung'Khát nhân lực du lịchNhững điểm “nghẽn” của du lịch HuếLàm du lịch, phụ nữ Pa Cô có cơ hội cải thiện cuộc sốngKhai mạc “Với chiến khu xưa” Dương Hòa

Các địa phương ký kết hợp tác du lịch. Ảnh: Nguyễn Hưng

Hội nghị này nhằm quảng bá hình ảnh “Miền di sản diệu kỳ”, giới thiệu các sản phẩm du lịch và chương trình kích cầu của của năm địa phương "Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam" đến các công ty du lịch, lữ hành khu vực Tây Nguyên. Đồng thời thúc đẩy sự liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa năm địa phương miền Trung và các tỉnh khu vực Tây Nguyên; qua đó, tăng cường kết nối giữa hai khu vực về phát triển du lịch, góp phần phục hồi, tăng trưởng và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tại hội nghị, các Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương cùng nhau trao đổi, thảo luận về việc phát triển sản phẩm du lịch kết nối giữa các địa phương miền Trung và vùng Tây Nguyên; ký kết thỏa thuận hợp tác, phát triển du lịch giai đoạn 2022 – 2026 giữa năm địa phương miền Trung gồm “Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam” với các tỉnh khu vực Tây Nguyên gồm “Đắk Lắk - Đắk Nông - Gia Lai - Kon Tum - Lâm Đồng”.

Với các gói kích cầu du lịch và những sản phẩm độc đáo của các địa phương miền Trung giới thiệu tại hội nghị lần này, hy vọng sẽ mang lại cho du khách nhiều cảm nhận, trải nghiệm thú vị khi đến tham quan, du lịch “Miền di sản diệu kỳ”: Miền di sản văn hóa Huế, miền thiên nhiên diệu kỳ Quảng Bình, miền diệu kỳ nghỉ dưỡng biển Đà Nẵng, miền diệu kỳ vui chơi giải trí Quảng Nam, miền lịch sử cách mạng Quảng Trị.

Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy giá trị di tích lịch sử để khai thác du lịch - Kỳ 1: Nguội lạnh chốn di tích

Bên cạnh Quần thể di tích Cố đô Huế, Thừa Thiên Huế có gần 200 di tích lịch sử (DTLS) cấp quốc gia đặc biệt, quốc gia và cấp tỉnh. Đây là nguồn kho báu quý giá, mang những giá trị văn hóa cốt lõi để Huế xây dựng mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Phát huy giá trị di tích lịch sử để khai thác du lịch - Kỳ 1 Nguội lạnh chốn di tích
Cần thêm cơ chế chính sách kích cầu du lịch tàu biển

Cảng Chân Mây được đánh giá một trong những cảng biển hiện đại, đảm bảo điều kiện, cơ sở vật chất kỹ thuật đón tàu du lịch duy nhất của Huế, góp phần khẳng định giá trị thương hiệu trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới. Thế nhưng cảng biển được xem là “cửa ngõ hướng ra biển Đông” này vẫn còn một số bất cập cần được giải quyết và có những giải pháp cấp thiết.

Cần thêm cơ chế chính sách kích cầu du lịch tàu biển
Tập trung chiến lược marketing du lịch hiệu quả

Khi quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương” chỉ có giá trị phần nào, thì bù vào phải là hoạt động marketing. Để quảng cáo, truyền thông du lịch trở thành hoạt động chuyên nghiệp, tập trung, cần một chiến lược marketing du lịch cụ thể và sáng tạo trong cách làm.

Tập trung chiến lược marketing du lịch hiệu quả
“Nút thắt” của ngành du lịch

Ngành du lịch Việt Nam đã “gỡ nút thắt” visa để mở đường tăng tốc và phát triển. Song, ngành công nghiệp không khói vẫn đang gặp khó khăn trong việc thu hút nhân lực có chuyên môn cao...

“Nút thắt” của ngành du lịch

TIN MỚI

Return to top