ClockThứ Sáu, 20/10/2017 11:28

Tạo dựng môi trường du lịch tốt hơn, an toàn, thân thiện hơn

TTH - Buổi đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế với chủ đề “Văn hóa, văn minh đô thị với môi trường du lịch” diễn ra sáng 19/10, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương chủ trì với mong muốn tạo dựng một hình ảnh mới về Thừa Thiên Huế tươi đẹp, thân thiện hơn trong mắt du khách.

 Khách nước ngoài trải nghiệm chế biến ẩm thực địa phương tại Thanh Toàn. Ảnh: Nguyễn Thượng Hiển

Những giải pháp đột phá

Trước lo lắng của nhiều người dân về tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch tỉnh có dấu hiệu chững lại, thậm chí tụt hậu so với các địa phương khác trong khu vực, Phó Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc cho rằng, so với các địa phương khác ở miền Trung, du lịch Huế vẫn còn những hạn chế dẫn đến tốc độ tăng trưởng chưa được như kỳ vọng. Đó là, sản phẩm du lịch về đêm và các dịch vụ vui chơi giải trí trên địa bàn còn thiếu, chưa thu hút, hấp dẫn, chất lượng dịch vụ chưa cao. Một số sản phẩm mới đã hình thành nhưng vẫn còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, chưa có sự kết nối thành tour, tuyến; công tác quảng bá sản phẩm còn hạn chế. Các dự án du lịch lớn, mang tính chiến lược của một số tập đoàn có thương hiệu đang được đầu tư là kỳ vọng cho sự phát triển đột phá của du lịch Huế thì cần thêm thời gian hoàn thiện. Ngoài ra, hạ tầng kỹ thuật và vận chuyển du lịch vẫn còn hạn chế nhất định, nhất là việc khai thác các đường bay quốc tế cũng như tần suất các chuyến bay nội địa đến Huế.

Để nâng cao tốc độ tăng trưởng du lịch và kéo dài thời gian lưu trú, ngành du lịch tỉnh xác định tập trung triển khai 7 giải pháp mang tính đột phá. Trong đó, tiếp tục duy trì và phát triển thương hiệu chính là du lịch di sản văn hóa, lễ hội, cảnh quan thiên nhiên; ưu tiên phát triển 3 nhóm sản phẩm chính: du lịch văn hoá, lịch sử, sinh thái, làng quê, làng nghề; du lịch biển - đầm phá, nghỉ dưỡng cao cấp; du lịch giải trí, mua sắm, hội nghị, hội thảo (MICE).

Bên cạnh đó, tỉnh và ngành du lịch cũng quyết liệt để sớm đưa vào hoạt động một số dự án đầu tư chiến lược, mang tính đột phá, tăng cường liên kết với các hãng hàng không trong nước và một số hãng hàng không quốc tế để tăng tần suất chuyến bay, mở thêm đường bay quốc tế và nội địa đến và đi từ Huế; nghiên cứu tổ chức các sự kiện hàng tháng tại Huế nhằm thu hút khách du lịch; đẩy mạnh khai thác dịch vụ thuyền trên sông Hương; hình thành các khu ẩm thực kết hợp với các hoạt động nghệ thuật ở một số khu vực trên đường Lê Lợi và Trần Hưng Đạo,  gắn với các khu phố đi bộ, phố đêm. Đồng thời, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch tại các thị trường khách truyền thống và một số thị trường khách tiềm năng; nâng cao chất lượng môi trường du lịch; chỉ đạo quyết liệt các địa phương thực hiện và chịu trách nhiệm trong vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn tại các điểm du lịch.

Khách du lịch tham quan Huế bằng phương tiện xích lô. ảnh: Nguyễn Thượng Hiển

Đẩy mạnh xã hội hóa

Trước  ý kiến cho rằng, việc không tiếp tục mở cửa Đại Nội về đêm sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng du lịch, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, chương trình “Đại Nội về đêm” không chỉ góp phần phát huy giá trị di sản, mà còn tạo ra sản phẩm mới thu hút du khách đến với Huế với hơn 80.000 lượt khách, trong đó có gần 6.000 khách quốc tế sau 6 tháng triển khai. “Việc tạm đóng cửa chương trình nằm trong kế hoạch. Thời điểm này Huế đã bước vào mùa mưa, thời tiết không thuận lợi cho công tác tổ chức, không đảm bảo an toàn cho du khách khi tham quan. Việc tạm dừng "Đại Nội về đêm" còn nhằm mục đích rút kinh nghiệm, hoàn thiện chương trình và không gian tổ chức để tiếp tục mở cửa vào năm 2018”- ông Hải cho biết.

Về huy động nguồn lực phát triển du lịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung cho rằng, trong tiến trình phát triển du lịch, lãnh đạo tỉnh và ngành du lịch luôn xem vai trò của người dân và các doanh nghiệp chính là động lực của sự phát triển. Vì vậy, sẽ có những chính sách nhằm đẩy mạnh việc xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mong muốn cộng đồng và doanh nghiệp cần nâng cao hơn trách nhiệm và vai trò để có những ứng xử tốt hơn cả về ý thức trách nhiệm lẫn đạo đức kinh doanh.

Tỉnh đang tập trung đẩy mạnh nhằm phát triển du lịch, dịch vụ thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu đến năm 2020, đưa Thừa Thiên Huế trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của cả nước và khu vực; đến năm 2030, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới.

Buổi đối thoại tiếp nhận và giải đáp hàng chục ý kiến của người dân, liên quan đến văn hóa, văn minh đô thị trong đó có nhiều hiến kế hay cho phát triển du lịch như: làm đèn lồng treo xung quanh Đại Nội; tăng cường chiếu sáng 2 bờ sông Hương và công viên; mạnh tay dẹp nạn “xe dù, bến cóc” làm mất hình ảnh du lịch Huế; quyết liệt chấn chỉnh tình trạng phát tờ rơi, dán quảng cáo trên đường; chấm dứt tình trạng chèo kéo khách du lịch; hạn chế lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, kinh doanh…

Phát biểu kết thúc buổi đối thoại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung khẳng định, việc sớm tạo dựng lại môi trường du lịch tốt hơn, an toàn hơn, thân thiện hơn là trách nhiệm hết sức to lớn đang đặt ra cho các cấp, các ngành trong thời gian tới. Để giải quyết những tồn tại liên quan đến môi trường du lịch, tỉnh sẽ tập trung và quyết liệt chỉ đạo các ngành rà soát, khắc phục những tồn tại, hạn chế; chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường, văn hóa giao tiếp, ứng xử; tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị, Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch một cách đồng bộ và quyết liệt. Đồng thời, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình trọng điểm phát triển du lịch- dịch vụ. 

Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
An toàn cho du khách mùa mưa bão

Những tháng cuối năm, Huế bước vào mùa cao điểm khách quốc tế cũng là thời điểm thời tiết miền Trung thường xảy ra mưa lớn, bão và ngập lụt. Song hành với phục vụ du khách, phát triển du lịch là yêu cầu đảm bảo an toàn cho du khách.

An toàn cho du khách mùa mưa bão
Âm nhạc “bắt tay” du lịch

Du lịch âm nhạc đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển ở nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, xu hướng thưởng thức âm nhạc kết hợp với du lịch đang dần được công chúng đón nhận và Huế đã có nhiều động thái để phát triển loại hình du lịch này.

Âm nhạc “bắt tay” du lịch
Thanh niên với an toàn giao thông

Sáng 16/11, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Ban thanh niên Công an tỉnh, Công ty Honda Lộc Thịnh tổ chức Ngày hội “Thanh niên với an toàn giao thông” năm 2024 dành cho học sinh, sinh viên Trường cao đẳng Huế.

Thanh niên với an toàn giao thông
Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi

Hình thành các trang trại có quy mô lớn, các khu chăn nuôi tập trung phù hợp với từng địa phương; phát triển mạnh theo hướng công nghệ cao, an toàn sinh học và bền vững là vấn đề đặt ra trong phát triển chăn nuôi ở giai đoạn mới.

Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top