ClockThứ Sáu, 07/01/2022 16:10

Xúc tiến du lịch: Hãy đứng trên vai người khổng lồ

TTH - Liên kết tận dụng thế mạnh của các tập đoàn, doanh nghiệp (DN), các đơn vị đi đầu trong lĩnh vực truyền thông quảng bá, xúc tiến thương mại chính là giải pháp quan trọng nhằm đổi mới hoạt động xúc tiến du lịch theo hướng thích ứng.

Xúc tiến, sớm đưa khách Hàn Quốc trở lại HuếXúc tiến đưa khách Hàn Quốc đến miền Trung trong tháng 12/2021Hợp tác, xúc tiến mở đường bay thẳng từ Hàn Quốc đến Huế và ngược lại

Hoạt động quảng bá du lịch cần được đổi mới

Đổi mới tư duy xúc tiến du lịch

Theo Chương trình hành động về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030: Mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm du lịch đặc sắc của cả nước, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam và thành phố Du lịch sạch ASEAN. Để thực hiện mục tiêu này, Thừa Thiên Huế nói chung và ngành du lịch nói riêng tập trung chuyển đổi số trong ngành du lịch, ưu tiên phát triển theo hướng quản lý, trải nghiệm và quảng bá thông minh. Trong đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch là một trong những giải pháp thể hiện tính chuyên nghiệp, năng động. Đồng thời, tạo được kết nối hiệu quả, lan tỏa nhanh và an toàn, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Ngoài quảng bá trên báo chí và các phương tiện truyền thông, nhiều hoạt động văn hóa – du lịch, các đoàn famtrip, presstrip... được ngành chức năng và chính quyền các địa phương tổ chức. Truyền thông số trong công tác xúc tiến cũng được quan tâm bằng cách số hóa dữ liệu hướng đến mục tiêu kết nối, quảng bá xuyên biên giới.

Tại hội thảo “Tham vấn chiến lược quảng bá hình ảnh Thừa Thiên Huế ra thế giới”, ông Trương Thành Minh, Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh chia sẻ, công tác xúc tiến quảng bá du lịch hiện đang được hiện đại hóa. Ngoài đẩy mạnh tuyên truyền trên các trang facebook, zalo, các trang web du lịch lớn, ngành cũng đã đẩy mạnh truyền thông qua nhiều kênh khác có sức lan tỏa mạnh. Phương thức quảng bá có nhiều đổi mới theo hướng tận dụng lợi thế công nghệ. Trong năm, ngành đã triển khai trải nghiệm du lịch thực tế ảo, xây dựng chỉ dẫn du lịch bằng công nghệ; tiến tới sẽ tổ chức hội chợ quảng bá du lịch, thành lập sàn thương mại để các DN du lịch xây dựng các gian hàng quảng bá sản phẩm.

Theo bà  Phan Thị Lan Phương, Giám đốc nội dung của Tập đoàn Yeah1, thay vì chú trọng hỗ trợ công tác xúc tiến, quảng bá tại các hội chợ, triển lãm thương mại - du lịch, Thừa Thiên Huế cần chuyển mạnh sang các hình thức marketing điện tử, liên kết với các website vừa cung cấp thông tin du lịch, vừa quảng bá điểm đến, vừa tiếp nhận phản hồi của người dùng, ưu tiên sử dụng các kênh truyền thông kỹ thuật số và quảng bá trên internet. Kết hợp hoạt động marketing du lịch với các hoạt động giao lưu văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, định hình những xu hướng du lịch đang là “hot trend” như xu hướng “du lịch chữa lành”; trải nghiệm, mạo hiểm…

Đứng trên vai người khổng lồ

Điều này đồng nghĩa việc nếu địa phương “đơn độc” trong xây dựng chương trình xúc tiến sẽ không mang lại hiệu ứng cao. Và liên kết, bắt tay giữa địa phương, DN du lịch, các đơn vị truyền thông là điều cần thiết.

Nói như bà Lan Phương, chính quyền địa phương phải coi mình như một DN và các sở ngành là một phòng ban trong hệ thống vận hành của DN với mục tiêu hướng đến là doanh thu và giá trị mang lại. Mà muốn làm được điều này, chính quyền cần “mượn sức” các DN, các đơn vị đối tác để mang lại giá trị.

Hiệu quả trong việc tận dụng thế mạnh truyền thông của người nổi tiếng, các travel blogger, youtuber... bằng các sản phẩm âm nhạc, phim trường, MV thời gian qua được bà Lan Phương đưa ra như một ví dụ điển hình. Ngoài ra, việc tìm đến những công ty, tập đoàn truyền thông lớn để hợp tác, tìm kiếm cơ hội quảng bá cũng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Điều này khá thực tế, bởi các DN, tập đoàn truyền thông đã có sẵn đội ngũ nhân sự, công nghệ, những nền tảng cơ bản để thực hiện công tác truyền thông quảng bá. Thay vì địa phương phải lần mò tìm kiếm đường đi, xây dựng từ đầu đội ngũ, tiếp cận với nền tảng công nghệ, truyền thông, thị trường thì DN, tập đoàn này sẽ làm thay tất cả. Vì thế, vừa giảm chi phí, thời gian trong quá trình thực hiện vừa đảm bảo hiệu quả và tính lan tỏa cao hơn.

Quan điểm đứng trên vai người khổng lồ trong xúc tiến du lịch như trên đã được Thừa Thiên Huế tận dụng khá hiệu quả trong năm 2021. Việc ký kết hợp tác với các đơn vị truyền thông lớn như Tập đoàn Yeah1 để tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2021 được xem là bước tiến.

Trong năm, ngành du lịch Huế cũng bắt tay liên kết với trang website chuyên sâu về ngành du lịch như “Travel Insights with Google” quảng bá các điểm đến, các sản phẩm, tour tuyến cũng như tìm kiếm giải pháp phục hồi ngành du lịch, định hình những sản phẩm mới, dịch vụ mới thích ứng với thị hiếu, nhu cầu, sự quan tâm của du khách. Những chuyển biến này đã và đang hứa hẹn mở ra một cánh cửa mới trong hoạt động xúc tiến du lịch đưa hình ảnh Thừa Thiên Huế đi xa.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Âm nhạc “bắt tay” du lịch

Du lịch âm nhạc đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển ở nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, xu hướng thưởng thức âm nhạc kết hợp với du lịch đang dần được công chúng đón nhận và Huế đã có nhiều động thái để phát triển loại hình du lịch này.

Âm nhạc “bắt tay” du lịch
Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top