ClockThứ Năm, 29/06/2023 13:58

Visa 90 ngày - kỳ vọng sẽ là đòn bẩy tăng khách quốc tế

Chính sách visa mở rộng điều kiện và thông thoáng hơn vừa được Quốc hội thông qua, trong đó nâng thời hạn thị thực điện tử từ 30 ngày lên 90 ngày. Nhiều công ty lữ hành kỳ vọng chính sách mới này sẽ là đòn bẩy giúp ngành du lịch phát triển, tăng số lượng khách quốc tế đến Việt Nam và phát triển kinh tế du lịch bền vững trong thời gian tới.
leftcenterrightdel
 Du khách tham quan phố cổ Hà Nội. Ảnh (tư liệu): Thanh Tùng/TTXVN

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam có nhiều điểm mới như: thời hạn thị thực điện tử (e-visa) sẽ được nâng từ 30 ngày lên 90 ngày. Sau khi được cấp thị thực điện tử, trong 90 ngày, người nước ngoài được nhập, xuất cảnh không giới hạn số lần, không phải làm thủ tục cấp thị thực mới.

Luật sửa đổi, bổ sung cho phép công dân của 13 nước Việt Nam đơn phương miễn thị thực như: Liên bang Nga, Nhật Bản, Anh, Thụy Điển… được cấp tạm trú 45 ngày (quy định trước đó là 15 ngày) và được xem xét cấp thị thực, gia hạn tạm trú theo quy định. Việc nâng thời hạn đơn phương miễn thị thực lên 45 ngày sẽ giúp Việt Nam nâng cao tính cạnh tranh của điểm đến trong thu hút du khách và giúp họ chủ động thời gian, lịch trình tham quan, nghỉ dưỡng. Với thủ tục đơn giản, thuận tiện, người nước ngoài không phải đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, không phải làm thủ tục đề nghị cấp thị thực qua khâu trung gian cho thấy, ngành du lịch đang được tạo điều kiện phục hồi và bứt phá trong thời gian tới.

Ghi nhận ý kiến nhiều doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam có nhiều điểm mới mở ra cơ hội kinh doanh cho cộng đồng công ty lữ hành. Điển hình, chính sách mới này sẽ nâng cao tính cạnh tranh khi du khách lựa chọn điểm đến, góp phần quyết định mở rộng thị trường và gia tăng số lượng khách đến Việt Nam... Đơn vị hoạt động trong ngành du lịch có thêm cơ hội mở rộng hợp tác với đối tác quốc tế như: công ty du lịch, hãng hàng không, khách sạn... ở các quốc gia khác và mang lại lợi ích lâu dài.

Bà Phạm Phương Anh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Du lịch Việt (Du lịch Việt) cho rằng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam mới có ý nghĩa quan trọng, mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho các công ty lữ hành. Doanh nghiệp kỳ vọng, chính sách thị thực nhập cảnh mới có thể tác động làm tăng thêm lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam của công ty từ 5% - 25% mỗi năm. 

Để nắm bắt những điều kiện thuận lợi khi chính sách visa tác động đến hoạt động kinh doanh lữ hành trong thời gian tới, Du lịch Việt đã có kế hoạch triển khai thông tin ngay đến mạng lưới đối tác tại thị trường trọng điểm châu Âu, Mỹ, Australia… về chính sách xuất, nhập cảnh mới. Từ đó, Du lịch Việt và đối tác chủ động chuẩn bị những bước phù hợp khi áp dụng chính sách visa mới, khai thác hiệu quả khách hàng là du khách dự định du lịch tới Việt Nam hoặc đang phân vân lựa chọn điểm đến. Song song đó, Du lịch Việt cũng khảo sát tuyến, điểm, thiết kế sản phẩm tour dành cho du khách quốc tế có hành trình từ Việt Nam tới các quốc gia lân cận như: Lào, Campuchia… được nâng thời gian lưu trú tại Việt Nam. 

Dự kiến số lượng khách tăng lên trong thời gian tới, một số công ty lữ hành khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động đàm phán với đối tác cung ứng dịch vụ để đảm bảo chất lượng phục vụ. Bên cạnh đó, những công ty lữ hành này đang khẩn trương nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho du khách (nhà hàng, khách sạn… ), cũng như đội ngũ nhân sự làm trực tiếp (hướng dẫn viên, nhân viên kinh doanh...). Dựa trên tiêu chí và quy định của chính sách visa thông thoáng mở rộng, hầu hết công ty đều khởi động chiến lược đẩy mạnh chương trình xúc tiến, gặp gỡ, đàm phán với đối tác quốc tế mới, chào bán sản phẩm du lịch mới. 

Không chỉ đánh giá tích cực về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp du lịch, công ty hoạt động lữ hành tại Thành phố còn nhanh chóng bắt tay khai thác hiệu quả chính sách mới này phục vụ cho hoạt động kinh doanh và phát triển thị trường. Luật có hiệu lực từ ngày 15/8/2023, cho phép các đơn vị hoạt động trong ngành du lịch có những bước chuẩn bị kịp thời, đáp ứng yêu cầu tăng tốc phát triển ngành và đóng góp vào mục tiêu đưa du lịch Việt Nam sớm trở thành trung tâm du lịch khu vực và quốc tế.

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được thông qua sẽ giúp ngành Du lịch mở rộng thị trường khách quốc tế, nhất là những thị trường ở xa, có đường bay dài; hay tiếp cận phân phúc khách nghỉ dưỡng, khách tàu biển cần thời gian lưu trú dài... Doanh nghiệp có thể linh hoạt hành trình của khách hay thay đổi lịch trình, đa dạng sản phẩm mới như Thành phố Hồ Chí Minh vừa là điểm đến vừa là địa phương liên kết du lịch với Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Return to top