ClockThứ Hai, 30/04/2018 15:50

Đắm chìm giai điệu hội hè

TTH.VN - Gần một tuần diễn ra Festival Huế 2018 là thời gian mà những ai yêu nghệ thuật có cơ hội đắm chìm theo những giai điệu hội hè. Tất cả háo hức, trông chờ, dõi theo... và thậm chí “chạy show” để sống cùng trong không khí tưng bừng với những điệu nhảy, màn biểu diễn từ 5 châu hội về.

Khai mạc Festival Huế 2018: Lung linh sắc màu văn hóaFestival Huế 2018: Sẵn sàng cho giờ khai hộiVăn nghệ sĩ góp sức cho thành công của Festival Huế 2018Các chương trình không bán vé tại Festival Huế 2018

Đoàn nghệ thuật đến từ Thái Lan biểu diễn trên đường phố thu hút công chúng đến xem

Những “của ngon vật lạ” của các nghệ sĩ trong nước và 5 châu lục đã làm nên một không gian lễ hội vô cùng sôi động từ trung tâm thành phố xuôi về những lũy tre làng ở vùng quê.

“Đại tiệc” nghệ thuật

Festival Huế 2018 đang đi về cuối chặng đường. Khi hỏi rất nhiều khán giả mà đặc biệt là khán giả trẻ, tất cả có chung một suy nghĩ: “Được sống trong những giai điệu truyền thống của Việt Nam hay những bản nhạc hàn lâm mà các đoàn quốc tế đem đến với Festival lần này quá hay, và hiếm lắm mới được xem ở Huế”. Thời điểm được nhiều người chọn đi chơi lễ hội tập trung chủ yếu vào ban đêm tại các sân khấu bên ngoài trời ở Đại Nội hay những địa chỉ văn hóa quen thuộc như Cung An Định, Bảo tàng Văn hóa Huế, Bia Quốc Học, Phu Vân Lâu... Chính những sân khấu ở đã làm nên đúng bản chất của Festival: hội hè, đình đám, đông đúc!

Xem đoàn nghệ thuật dân gian Urpín - Banska Bystrica đến từ xứ sở Slovakia ở Phu Vân Lâu, nhiều người đã trầm trồ khen ngợi bởi màn trình diễn chuyên nghiệp. Từng tiết tấu âm thanh hòa quyện với điệu nhảy điêu luyện khiến những tràng pháo tay liên hồi của khán giả cứ thế vang lên. Và trời dẫu có mưa, khán giả vẫn nán lại để hòa cùng với sự tận tình trong những giai điệu của những chàng trai, cô gái đến từ đất nước xa xôi. “Thật tuyệt với khi được xem, nghe đoàn nghệ thuật Urpín - Banska Bystrica biểu diễn”, bạn trẻ Nguyễn Quỳnh Trâm (26 tuổi, TP. Huế) đã ồ lên như thế và nói rằng nếu không có Festival Huế chắc chắn không biết khi nào mới được xem những màn trình diễn ấy.

Nhóm nhạc Ma Rốc “Majid Bekkas” đang "phiêu" trong đêm biểu diễn đến người xem tại Điện Kiến Trung ở bên trong Hoàng cung Huế

Ngoài việc tạo nên không khí đông vui hội hè, chính lượng khán giả đông đúc đã kích thích sự sáng tạo và trình diễn của người nghệ sĩ trên sân khấu và ngược lại. Chính du khách, người dâng được thụ hưởng những giá trị văn hóa của nhân loại mà không phải địa phương nào trên đất nước ta cũng có được như Huế. Lê Hồng Vân, cô gái trẻ quê ở Phú Vang đang làm việc cho một dự án nghệ thuật nói rằng, đã dành trọn tất cả các buổi tối để “chạy show” xem lần lượt các chương trình biểu diễn nghệ thuật về đêm tại các sân khấu mở, không bán vé.

Vân kể một câu chuyện, có một người bạn từ tận TP. Hồ Chí Minh nhiều năm liền đặt vé ra Huế cũng chỉ để xem các chương trình như Vân. Bởi lẽ không mấy khi được quyền chọn xem nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau và nếu có điều kiện du lịch đến những nước này, chưa chắc đã đủ tiền mua vé vào xem những tiết mục đặc sắc như vậy... “Người bạn ấy nói rằng, nếu bạn đang ở trên đất nước có đoàn nghệ thuật ấy chắc gì xem được họ biểu diễn, bởi giá vé rất cao. Cho nên tranh thủ đến Huế để xem miễn phí bởi lẽ những đoàn nghệ thuật ấy chỉ đi theo con đường ngoại giao”, Vân lý giải.

Cháy hết mình cùng khán giả

Gặp chúng tôi tại sân khấu Bia Quốc Học, nơi giọng ca thiên thần Noa cất tiếng, Nguyễn Phúc Nhật Quang (28 tuổi, TP. Huế) đã nói: “Đây là tiết mục thứ 5 trong ngày mà tôi đi xem. Và cũng là tiếc mục mà tôi ấn tượng nhất bởi giọng hát của Noa mang nội lực hiếm có”, 

Quang kể đang làm việc ở tận TP. Hồ Chí Minh nhưng hễ đến Festival là nghỉ phép bay về Huế. Tất cả lịch diễn được Quang nghiên cứu kỹ rồi lên lịch lần lượt. Quang cho hay đã xem được màn biểu diễn lễ hội “Sắc màu đường phố”, nhóm nhạc Ma Rốc “Majid Bekkas”, màn biểu diễn “Núi lửa 6899” của nghệ sĩ trình diễn đến từ Wallonnie – Bruxelies, hay đoàn nghệ thuật Ca múa nhạc Kaloob (Philippines), điệu nhảy truyền thống đến từ các nghệ sĩ Mông Cổ... “Có nhiều chương trình muốn xem đi, xem lại nhưng đành gác lại để dành cho các chương trình khác. Vậy mà lần nào cũng thế, vẫn bị sót, và rất tiếc”, Quang chia sẻ.

Đoàn cà kheo đến từ Bỉ - một trong những đoàn nghệ thuật quen thuộc với người dân Huế trong các kỳ Festival luôn được người dân Huế đón nhận một cách hào hứng, thích thú

Cái hay của các đoàn nghệ thuật đem đến với công chúng Huế không chỉ là nghệ thuật, kỹ thuật mà ở đó có sự nhiệt huyết, nhập tâm và luôn “cháy” hết mình cùng với khán giả. Cứ thế, các sân khấu miễn vé về đêm khi nào cũng đông đúc người yêu nghệ thuật trong và ngoài nước tiếp nhận một cách rất hào hứng. Mỗi màn trình diễn đưa người xem đi từ ngạc nhiên này đến hào hứng khác...

Không dừng ở đó, các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước đi đến các vùng quê như cầu ngói Thanh Toàn (Hương Thủy), làng cổ Phước Tích (Phong Điền) để biểu diễn. Tất cả cũng được người dân quê đó nhận nhiệt tình. Ai cũng cảm nhận được một đều rằng, nếu không có Festival Huế thì chẳng thể có cơ hội để được xem những chương trình nghệ thuật hay như thế.

Bài, ảnh: Phan Thành

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn

Không chỉ tái hiện lại nghi thức rước bộ, lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) những năm gần đây được đánh giá diễn ra một cách văn minh, không còn tình trạng xả vàng mả ồ ạt xuống sông Hương như trước, các nghi thức phóng đăng, phóng sanh cũng được bãi bỏ.

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn
LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Return to top