ClockThứ Ba, 01/05/2018 22:22

Có một liên hoan âm nhạc tại Festival Huế 2018

TTH - Với 24 đoàn quốc tế cùng 15 nhà hát, đoàn nghệ thuật, nhóm nghệ sĩ Việt Nam, trong đó chủ yếu là âm nhạc cùng tham gia trình diễn, Festival Huế 2018 thực sự là một liên hoan ca múa nhạc đa sắc màu.

Festival Huế 2018: Ngập tràn cảm xúc lễ hộiKhai mạc Festival Huế 2018: Lung linh sắc màu văn hóa

Cùng nhau khoe tài

Sân khấu Cung An Định tối 29/4 được mở đầu bằng chương trình của 4 chàng trai trong nhóm nhạc Berywam nổi tiếng, đại diện cho nước Pháp tham gia giải đấu beatox của thế giới năm 2018. Nét lạ và đặc sắc của Berywam đến từ cách biểu diễn. Chỉ dùng âm thanh từ miệng và giọng của mình, 4 chàng trai Berywam khiến khán giả Huế ngạc nhiên khi có thể mô phỏng mọi thể loại âm nhạc, từ cổ điển đến đương đại, cùng những sáng tạo độc đáo. Từ ngạc nhiên, thích thú đến sự rạo rực không thể ngăn cản, các khán giả đã không ngần ngại tiến lên phía trước và mạnh dạn bước lên sân khấu để cùng hòa nhịp với các nghệ sĩ.

Điệu múa diễn tả việc may vá của phụ nữ Slovakia. Ảnh: Đ. Quang 

Ở 5 sân khấu bên trong Đại Nội, gồm Đông Thái Hòa, Tây Thái Hòa, Điện Cần Chánh, Điện Khôn Thái, Cung Diên Thọ, là chương trình biểu diễn của các đoàn Nhà hát Ca múa nhạc Bông Sen (TP. Hồ Chí Minh), của nhóm nhạc Đường Chân Trời, của chương trình Âm sắc Việt, của các đoàn nghệ thuật tổng hợp Mông Cổ và Chiết Giang (Trung Quốc), của đoàn múa Thái Lan và Hàn Quốc, của Ban nhạc Michael Moller và những người bạn Đan Mạch. Các đoàn nghệ thuật dân gian Uprin - Banska Bystrica (Slovakia), ca múa nhạc dân gia Việt Bắc và Ban nhạc Pambil (Columbia) cũng bước lên các sân khấu Công viên Trịnh Công Sơn, Trường đại học Y Dược Huế hay tận cầu ngói Thanh Toàn để biểu diễn. Đã có 11 sân khấu lớn tại Festival Huế 2018.

Một tín hiệu vui là có khá nhiều đoàn nghệ thuật đẳng cấp thế giới tham gia biểu diễn phục vụ công chúng Huế. Sang Festival Huế lần này, các nghệ sĩ Mông Cổ mang đến những bản trường ca (được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể), các loại hình nghệ thuật truyền thống đặc trưng của Mông Cổ, như dân ca, dân vũ và uốn dẻo. Đoàn Nghệ thuật Urpín - Banska Bystrica (Slovakia) không kém cạnh khi có hơn 60 năm hoạt động, dàn dựng rất nhiều những làn điệu và vũ khúc dân gian từ khắp các vùng miền của đất nước Slovakia. Cùng với Berywam, nước Pháp còn có ban nhạc rock Lysistrata là quán quân giải FAIR năm 2017 dành cho các ban nhạc rock toàn nước Pháp. Ca sĩ Noa, một nghệ sĩ tài năng vào loại hiếm có trong nền nhạc pop hiện nay đến từ Israel, cô được đặt ngang tầm với Barbara Streisand, Joan Baez…. Hay ca sĩ Deni Hines, một giọng hát được ví như “được gửi đến từ thiên đàng” nhiều lần nhận được đề cử của Hiệp hội thu âm Australia (ARIA).

Trở về nguồn cội

Trong số các nghệ sĩ Việt Nam tham gia biểu diễn ở Festival Huế có nghệ sĩ violin Hoàng Rob. Chàng nghệ sĩ sinh năm 1991 này biểu diễn 2 đêm concert riêng mang tên “Mặt trời Phương Đông” tại sân khấu Cung An Định và trong chương trình nghệ thuật bế mạc Festival Huế 2018. Cùng tham gia biểu diễn với Hoàng Rob còn có giàn nhạc giao hưởng trẻ Maius Philharmonic với hơn 30 thành viên đến từ Hà Nội, được dẫn dắt bởi nhạc trưởng Lưu Quang Minh. Các nghệ sĩ khách mời gồm ca nương Kiều Anh, ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân, ca sĩ Hoàng Dũng… Huế là quê ngoại của Trương Nhật Hoàng, tên thật của Hoàng Rob. Đến với Festival Huế 2018, đối với Hoàng Rob là “trở về nguồn cội”.

Hoàng Rob cùng Gen 9 lần thứ tư trở về với Festivla Huế. Ảnh: L. Tuệ 

Cũng trong mạch cảm xúc trở về với nguồn cội là Đêm Nhạc Trịnh – 17 năm để nhớ, tại sân khấu Phu Văn Lâu. Trong mỗi con người Huế, âm nhạc và ảnh hưởng cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn luôn sống động. Như lời hẹn ước, nhạc Trịnh Công Sơn là chương trình luôn được công chúng chờ đợi, từ lúc chỉ là một sân khấu nhỏ trong khu vực Vườn Cơ Hạ - Đại Nội cho đến kỳ festival mới đây được chính gia đình cố nhạc sĩ đứng ra tổ chức tại công viên Trịnh Công Sơn. Hơn 20 nghìn khán giả đã có mặt ở sân khấu Phú Văn Lâu trong đêm nhạc Trịnh duy nhất là một dấu ấn âm nhạc khó quên của Festival Huế 2018. Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, em gái cố nhạc sĩ chia sẻ: “Anh Sơn luôn mong những ca khúc của mình đến gần hơn với công chúng, với những người không thể mua vé vào nhà hát nghe nhạc. Mỗi năm sau ngày anh mất, chúng tôi luôn cố gắng tổ chức một đêm nhạc Trịnh Công Sơn nhưng không bán vé, dù gặp nhiều khó khăn”.

Đến và trải nghiệm cùng Festival Huế 2018, dễ dàng cảm nhận về một liên hoan âm nhạc đa sắc màu trong một lễ hội rộn ràng và sôi động.

Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những xu hướng giải trí lan tỏa tại Đông Nam Á trong năm 2024

Theo danh sách các sản phẩm ăn khách của châu Á do Nikkei biên soạn, từ các buổi concert của ca sĩ nổi tiếng thế giới Taylor Swift diễn ra tại Singapore, đến sự lan tỏa của xu hướng “P-pop” từ Philippines và sự ra mắt của một bộ phim thu hút từ Thái Lan…, nhìn chung các hoạt động và xu hướng giải trí đã chiếm vị trí trung tâm tại Đông Nam Á năm 2024.

Những xu hướng giải trí lan tỏa tại Đông Nam Á trong năm 2024
Hát về tình yêu Cố đô

Tối 26/12 tại khuôn viên Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế diễn ra chương trình ca nhạc với chủ đề “Tôi yêu Huế” do Hội Âm nhạc, Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh và Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế tổ chức.

Hát về tình yêu Cố đô
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top