ClockThứ Hai, 15/09/2014 13:17

Ấm mãi tình thương dưới mái trường Nguyễn Huệ

TTH - Hai mươi hai năm, tôi trở lại trường. Quay nhẹ bánh xe, điều khiển thật khéo qua cánh cửa phụ. Đưa tay “bye bye” con trai rồi, chờ cho con vào hẳn lớp học. Vẫn không gian này hơn hai mươi năm trước, chẳng thay đổi. Hàng cây đại vẫn đứng yên, chắc chắn. Dãy nhà hình chữ U màu xanh lam không được nâng cấp như chìa cho tôi chiếc vé quay về tuổi thơ. Tôi nghe đâu đó như có tiếng vang vang của thầy hiệu trưởng Trương Đình Tải mỗi giờ chào cờ; rồi khuôn mặt hiền hòa, nhẹ nhàng với giọng nói ôn tồn của thầy hiệu phó Trần Văn Phước… Tất cả như mới hôm qua.

Cứ đến giờ văn thầy Ty, cả lớp ngồi tròn mắt nghe giảng, quên cả chép bài. Thầy Cảnh Anh sau khi đọc cho chúng tôi nghe bức thư tình đầu tiên của thầy, trước ngày về hưu đã rơm rớm nước mắt dặn dò “Các em hãy trân trọng những gì của tuổi học trò để làm hành trang vào đời…”. Ngày ấy, tôi được thầy cô bạn bè biết nhiều, không phải vì học xuất sắc mà là cô bé “ngỗ nghịch” “Mặc áo dài mà trèo hàng rào? Thật hết nói nổi!”. Thầy Dũng bảo vệ hơn một lần than thở khi bắt quả tang tôi trốn học. Còn thầy Nguyện, chủ nhiệm năm 12, thì nhẹ nhàng khuyên bảo:­“Năm cuối cấp quyết định cả tương lai, bớt hoang nghịch, chú ý vào sách vở để sau này không ân hận”. Nhớ nhất vẫn là lời khuyên của cô Lài, vừa nghiêm khắc nhưng lại rất hiểu học sinh: “Là con gái đừng trốn học hoài”... Thế mà giờ, con trai đã bằng cái tuổi chúng tôi ngày ấy.

Chia tay lớp, bộ ba chúng tôi gồm Tuấn, Thủy, Lan lại nhong nhong trên hai chiếc xe đạp kéo nhau vào sân Trường cao đẳng Nghệ thuật (nay là Trường đại học Nghệ thuật Huế) ở hồ Tịnh Tâm, tìm một bóng cây to ngồi nói chuyện tương lai. Thủy thi vào ngành luật với ước mơ trở thành luật sư, Tuấn thì có hướng đi của một doanh nhân, còn tôi, sẽ thi y khoa “cho thiên hạ biết”. Giờ nhìn lại, chỉ mình Tuấn thành công với ước mơ ấy.
Hơn hai mươi năm rồi, thời gian cứ vun vút trôi qua. Có cái tưởng như mới hôm qua, nhưng nhìn lại cũng đã sống qua một quãng đời dài đăng đẳng. Thầy cô người còn người mất, bạn bè đứa ở gần người ở xa. Hôm họp lớp kỷ niệm hai mươi năm ngày ra trường, bạn bè gần xa đều cố gắng về dự, thầy trò gặp nhau buồn vui lẫn lộn. Mừng nhất là tất cả thành viên 12/9 chúng tôi đều có cuộc sống ổn định, ai cũng có gia đình đầm ấm, con cái ngoan ngoãn. Sự bình yên ấy giúp chúng tôi thường xuyên tìm đến nhau.
Cảm giác đó dường như không của riêng ai. Tôi vừa có dịp gặp cô Hoàng Thị Kiều Dung, Hiệu trưởng nhà trường mới biết nơi đây có một không khí rộn ràng của cựu học sinh khắp nơi thổi về. Hiệu trưởng Tiểu Bích, người khai sinh ra trường 1964, dù xa quê đã lâu, sức khỏe đã yếu nhưng vẫn dõi theo từng sự đổi thay của trường. Rồi các cựu học sinh Nguyễn Huệ ở khắp nơi, như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng... dù họ tung cánh khắp phương trời xa xôi, nhưng vẫn dành phần nghĩ về mái trường thân yêu. Riêng lực lượng cựu học sinh ở Huế, Trưởng ban Liên lạc Nguyễn Hữu Đính, Phó ban Trương Công Nam, Bác sĩ Trần Thị Đoan Trang… với vai trò những người liên lạc đã luôn bảo đảm được nguồn quỹ tài trợ để hàng năm trao quà, học bổng cho học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó...
Trở về trường xưa những ngày này, đánh dấu nửa thế kỷ trưởng thành, chúng tôi không chỉ tự tặng cho mình một chiếc vé quay về với tuổi thơ mà còn cảm nhận được cảm xúc ấm áp khi gặp nhiều học sinh những thế hệ trước. Tôi càng hiểu rằng, tuổi thơ không bao giờ qua đi với bất kỳ ai.
Hương Lan Cựu (học sinh lớp 12/9 K1998 – 1991)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Chuyện nghề của những cô giáo mầm non

Làm cô giáo mầm non, cái nghề “sớm con muộn chồng” ấy trải qua biết bao câu chuyện buồn vui. Thật sự yêu nghề, mến trẻ bằng tất cả cái tâm sáng trong của một người mẹ thì các cô mới có thể làm tròn sứ mệnh của mình.

Chuyện nghề của những cô giáo mầm non

TIN MỚI

Return to top