ClockThứ Ba, 27/06/2023 13:00

Chọn học “trường làng”

TTH - Cháu gái tôi ở Hương Thủy và làm việc ở một trường học ở Huế, có con gái đầu lòng đang học lớp 5 ở trường tiểu học tại quê. Con gái học khá tốt cháu tôi quyết định cho “thử vận may” thi vào Trường THCS Nguyễn Tri Phương. Ngay từ đầu năm học, biết tôi làm việc ở tỉnh, có nhiều mối quan hệ nên cháu nhiều lần nhờ cậu xin vào một trường THCS ở Huế, nếu không lọt vào Nguyễn Tri Phương.

Chiếc “Tủ ấm” của học sinh trường làng

leftcenterrightdel
 Trường THCS Thủy Phương (Hương Thủy) là trường ven đô đã đạt chuẩn Quốc gia. Ảnh: MC

Tôi ậm ờ, lâu ni an phận, cũng chẳng thiết tha xây dựng mối quan hệ để “nhờ vả” nên quả thật rất lúng túng. Thế nhưng, thú thật là thương con cháu nên cũng cố gắng vận dụng “mười phần công lực”. Công việc có vẻ như đang vào “phom” thì đùng cái cháu gái đổi ý. “Cám ơn cậu, vợ chồng con quyết định cho con học ở trường làng cũng được”. Nó bảo. Tôi nghe chuyện mà như trút được một gánh nặng nhưng cũng rất bất ngờ, kiểu như đang hăng thì bị “sụt áp”!

Xem ra cái lý mà cháu gái đưa ra cũng khá thuyết phục. Một là, sức học của con cũng chưa được xuất sắc. Hai là, hành trình cả chục cây số từ làng lên phố không hề nhẹ nhàng. Ba nữa, điều này thì tôi mừng lắm, là “trường làng” tôi ở ven đô bây giờ khác xưa nhiều. Theo cháu đã điều nghiên rất kỹ thì trường lớp ở đây rộng rãi, đầy đủ tiện ích và đặc biệt, đội ngũ giáo viên cũng không kém các trường “hot” tại Huế.

Ước vọng trúng tuyển vào Trường THCS Nguyễn Tri Phương không thành. Cháu nhỏ xem ra còn phải cố gắng nhiều hơn nữa nhưng mẹ thì không quá buồn và giận trách chuyện… con thi rớt. Mẹ cũng không còn lăn tăn nữa. Nhắn tin cho tôi, nó bảo con đã chuẩn bị xong hồ sơ để đăng ký cho bé vào học ở trường làng mình. Con sẽ tập trung chăm sóc việc học hành của con thật tốt nhưng không gây nhiều áp lực cho con nữa.

Mấy năm gần đây, tôi có dịp ghé thăm các trường học phổ thông trong tỉnh. Ở cái tuổi đã chuẩn bị về hưu, tôi đã có một cái nhìn toàn cảnh về trường học trong nửa thế kỷ qua. So với thời tôi đi học, sau ngày giải phóng, không chỉ ở ven Huế mà ngay cả ở các vùng quê xa xôi, các trường học bây giờ đã hoàn toàn lột xác. Không chỉ có cơ ngơi rộng rãi và thoáng đãng mà tiện ích đáp ứng cho việc dạy và học cũng là điều trước đó không dám… mơ.

Tôi nghĩ, đã không còn khoảng cách giữa các trường làng ven đô như ở Thủy Dương hay Thủy Phương (Hương Thủy) so với nhiều trường ở trung tâm thành phố Huế. Chưa kể, đó là những trường học đều được công nhận đạt chuẩn quốc gia, có chất lượng đào tạo không hề thua kém. Vậy thì, chọn “trường làng” cho con với nhiều thuận lợi như cháu gái tôi là sự lựa chọn khôn ngoan. Tuy nhiên, đáng nói là, điều này vẫn chưa được phổ biến trong giới phụ huynh.

Thiết nghĩ, đó là tư duy và nếp nghĩ, là thói quen “chạy theo phong trào”, cần được nhanh chóng thay đổi.   

Đan Duy
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

Thật ngạc nhiên và cảm động khi chứng kiến một lớp học không cần bảng đen, những giáo viên dạy trẻ khiếm thị chỉ bằng tiếng gõ lạch cạch, cái sờ tay và bằng cả trái tim yêu thương.

Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

TIN MỚI

Return to top