ClockThứ Hai, 21/11/2016 05:56

Đưa múa rối vào trường học

TTH - Nhiều tiết mục múa rối nước được đưa đến tận sân trường. Những câu chuyện cổ tích được kể từ những chú rối không chỉ mang giá trị giáo dục đạo đức, mà còn góp phần giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.

Một buổi biểu diễn rối nước phục vụ các em học sinh của Công ty Đất Việt

Học sinh say mê

Một ngày cuối tháng 5/2016, khoảnh sân của Trường Mầm non Phú Bình (phường Phú Bình) nhộn nhịp hơn khi Nhà hát múa rối Cố đô Huế (Công ty TNHH MTV Thương mại tổ chức biểu diễn Đất Việt) phục vụ múa rối nước. Dù 15 giờ chiều chương trình mới bắt đầu, nhưng ngay từ rất sớm, nhiều phụ huynh và học sinh đã ngồi kín khán đài và đứng chật kín cả sân trường. Buổi biểu diễn bắt đầu, phía trên sân khấu, những động tác như cày cấy thông qua nghệ thuật điều khiển rối xen lẫn điệu hò, câu ca liên quan đến công việc đồng áng khiến học sinh đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Tiếp đó, các tiết mục dựa trên câu truyện cổ tích, như “Những chiếc rìu”, “Đánh cáo bắt vịt” hay “Tôn Ngộ Không”… khiến cho các em càng say mê.

gần 1 giờ tận mắt xem những tiết mục múa rối nước, những cô, cậu bé tuổi mầm non vẫn quyến luyến với chương trình. Sau buổi diễn, cháu Trần Nhật Vy chạy tới sân khấu để được tận mắt xem các chú rối. Vy tỏ ra khá thích thú khi được các diễn viên dạy cho cách điều khiển các chú rối. “Con xem rối nước trên tivi khá nhiều rồi, nhưng giờ mới được xem các chú rối biểu diễn nên con thấy rất hay. Con sẽ về kể lại cho các bạn ở nhà về những câu chuyện mà các chú rối đã kể cho con” – Nhật Vy khoe.

Cô Trần Thị Hương, Hiệu trưởng Trường Mầm non Phú Bình, cho biết: “chúng tôi luôn cố gắng tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho các em. do kinh phí và vấn đề an toàn cho trẻ nên khó tổ chức tham quan danh lam thắng cảnh, làng nghề. Chúng tôi chọn tổ chức múa rối nước vì các nghệ sĩ đưa rối nước vào tận trường để phục vụ các em, thêm vào đó giáo viên, phụ huynh cũng được xem”.

Cách đây 4 năm, Công ty Đất Việt phối hợp với ngành giáo dục để đưa nghệ thuật truyền thống múa rối nước vào trường học phục vụ học sinh TP. Huế cũng như các địa phương khác trong tỉnh. Ông Nguyễn Phi Tuấn, Giám đốc Công ty Đất Việt cho biết, múa rối nước là chương trình nghệ thuật truyền thống mang tính giáo dục, thẩm mỹ rất cao. Những buổi biểu diễn đều có tiết mục múa rối cổ truyền tiêu biểu như “Lê Lợi giới binh”, “Thánh Gióng” hay các trò lẻ phản ánh đời sống sinh hoạt gắn liền với nền nông nghiệp, qua đó phô diễn kỹ năng múa rối, giáo dục đạo đức và giúp lứa tuổi học sinh hiểu về cuộc sống xã hội. “Cả nước có rất nhiều nhà hát, sân khấu tổ chức biểu diễn nhưng hầu như chỉ tập trung tại các thành phố lớn. Còn đối với lứa tuổi trẻ em ở vùng sâu, vùng xa thì chỉ xem được qua tivi chứ hiếm khi xem trực tiếp nên chương trình rất có ý nghĩa đối với học sinh”, ông Tuấn lý giải.

Tạo điều kiện hoạt động

Để phục vụ cho một buổi biểu diễn múa rối ở trường học, việc khó khăn nhất là di chuyển, lắp ráp sân khấu. Mỗi buổi biểu diễn phải có từ 13-15 người gồm cả quản lý, diễn viên, nhân viên lắp ráp, vận chuyển. Cơ sở vật chất cho một buổi biểu diễn rất cồng kềnh vì phải làm khán đài, sân khấu thủy đình, bơm nước… phải mất hơn nửa ngày mới lắp ráp xong.

Hiện, các chương trình do Công ty Đất Việt tổ chức tại trường học đều không bán vé, học sinh đăng ký và nhà trường hỗ trợ một phần kinh phí để tổ chức phục vụ. “Nguồn hỗ trợ từ nhà trường dựa trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh chỉ giúp chúng tôi trang trải chi phí tổ chức biểu diễn. Trong khi đó, công ty chúng tôi là đơn vị xã hội hóa, các chi phí phải tự lo nhưng không thế mà đòi hỏi nhà trường, học sinh”, ông Tuấn khẳng định.

Phó Trưởng Phòng GD-ĐT TP. Huế Lâm Thủy cho rằng, đây là chương trình ngoại khóa rất bổ ích. Thông qua các câu truyện cổ tích để giáo dục đạo đức, giúp học sinh giảm áp lực học tập. Ngoài ra, phòng GD-ĐT TP. Huế chỉ đạo các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày phải dành thời gian cho các em tham gia hoạt động dã ngoại, trải nghiệm, tham quan các di tích, danh lam danh thắng. “Chúng tôi luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất như động viên các trường, phụ huynh và học sinh hưởng ứng để phía đơn vị tổ chức tiếp tục thực hiện”, ông Lâm Thủy khẳng định.

Cẩm Nhung

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập

Thành phố Huế hiện có khá nhiều trường mầm non ngoài công lập và cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) độc lập. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở các cơ sở GDMN ngoài công lập, UBND TP. Huế triển khai nhiều giải pháp góp phần đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh cũng như thực hiện mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập
UNESCO thành lập giải thưởng về giáo dục công dân toàn cầu

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vừa thành lập một giải thưởng do Hàn Quốc đề xuất, nhằm công nhận những nỗ lực trong việc nuôi dưỡng giáo dục về các vấn đề toàn cầu, như nhân quyền, tính bền vững và tính đa dạng, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 23/10 cho biết.

UNESCO thành lập giải thưởng về giáo dục công dân toàn cầu

TIN MỚI

Return to top