ClockThứ Hai, 25/10/2021 08:06

Giải thể các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoạt động không hiệu quả kéo dài

Giải thể các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoạt động không hiệu quả kéo dài là một trong những đề nghị mới đây của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gởi tới các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan đến việc sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật: Nâng bậc cao đẳng để đào tạo tốt hơnBiểu dương các mô hình văn hoá ứng xử trong trường họcHợp tác tạo thêm cơ hội việc làm cho sinh viên ngành du lịchRẽ lối trường nghềThời của… “thợ”

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW của Đảng về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đơn vị sự nghiệp công lập, giai đoạn 2017 - 2021, các Bộ, ngành, địa phương đã rà soát, sắp xếp, giảm được 11% số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, đạt mục tiêu Nghị quyết của Đảng đề ra; từng bước giảm sự trùng lắp về ngành, nghề đào tạo; giảm đầu mối quản lý để tập trung các nguồn lực đầu tư nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ sở đào tạo.

Tuy nhiên, việc sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ở một số Bộ, ngành, địa phương còn một số tồn tại, hạn chế như: Chưa gắn với nhu cầu nhân lực ngành và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; không theo lộ trình, định hướng chung về phát triển giáo dục nghề nghiệp và phát triển nhân lực theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Sáp nhập nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành một cơ sở, không theo lộ trình, mục tiêu thực hiện Nghị quyết của Đảng; sáp nhập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có ngành nghề, lĩnh vực đào tạo rất khác nhau; sáp nhập khi chưa có phương án tổ chức hoạt động có hiệu quả; giảm các điều kiện, nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục nghề nghiệp (diện tích đất, cơ sở vật chất, tài chính).

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ về mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp góp phần thực hiện đột phá chiến lược về phát triển nhân lực cho phát triển đất nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện việc sắp xếp hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc theo đúng quy định của Nghị quyết 19-NQ/TW. Trong đó, đối với việc tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lưu ý các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ động sắp xếp, đảm bảo tổ chức được hệ thống gồm các trường Cao đẳng chất lượng cao, các trường trọng điểm, chuyên sâu để đào tạo nhân lực các ngành, nghề thuộc lĩnh vực quản lý của ngành.

Các địa phương thực hiện việc sắp xếp theo hướng chỉ giải thể các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoạt động không hiệu quả kéo dài, sáp nhập Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường Trung cấp vào trường Cao đẳng khi đa số ngành, nghề đào tạo trùng nhau và có cùng địa bàn tuyển sinh. Không sáp nhập Cơ sở giáo dục nghề nghề nghiệp đào tạo nhóm đối tượng đặc thù và Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có năng lực hoạt động tự chủ cao.

Xây dựng, phát triển hệ thống Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập theo hướng mở, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; bảo đảm quy mô, cơ cấu và hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng, đảm bảo năng lực tổ chức đào tạo cho tất cả các đối tượng, vùng miền; giảm đầu mối cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng không giảm năng lực đào tạo, không giảm các điều kiện đầu tư phát triển giáo dục nghề nghiệp về đất đai, cơ sở vật chất, nhân sự, tài chính; có giải pháp cụ thể để tăng quy mô, chất lượng đào tạo để đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, tuyển sinh.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sớm đưa Luật Đất đai năm 2024 đi vào cuộc sống

Ngày 25/6, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức hội nghị tập huấn Luật Đất đai năm 2024 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại các điểm cầu trên địa bàn tỉnh.

Sớm đưa Luật Đất đai năm 2024 đi vào cuộc sống
Hướng dân vận về cơ sở

Gần dân, bám cơ sở, hướng công tác dân vận vào mục tiêu xây dựng đô thị động lực phía bắc, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp ở TX. Hương Trà đã linh động tổ chức các mặt công tác phù hợp, tạo cầu nối giữa Nhân dân với hoạt động của các cấp chính quyền...

Hướng dân vận về cơ sở
Mạnh dạn đột phá, tăng gia hiệu quả

Nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của công tác hậu cần nói chung và tăng gia sản xuất (TGSX) nói riêng đối với việc cải thiện đời sống bộ đội, nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện công tác này bằng những nội dung, biện pháp thiết thực và thu được kết quả tích cực.

Mạnh dạn đột phá, tăng gia hiệu quả
Hiệu quả từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

Phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, những năm qua, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vườn, rừng, kinh tế trang trại, gia trại với những chính sách cụ thể, thiết thực. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần xóa nghèo bền vững cho đồng bào miền núi, vùng DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hiệu quả từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
Tạo chuyển biến mới ở cơ sở

Với nhiều phong trào như “Hiến đất làm công trình”, “Ánh sáng nông thôn mới”, “Giúp nhau phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập”..., mặt trận các cấp TX. Hương Trà đưa cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đi vào cuộc sống, góp phần tích cực vận động Nhân dân chung tay xây dựng diện mạo mới cho vùng đất động lực phía bắc này.

Tạo chuyển biến mới ở cơ sở

TIN MỚI

Return to top