ClockThứ Ba, 21/07/2015 21:58

Giáo sư Lưu Lệ Hằng và cách nhìn mới về Hệ Mặt trời

TTH - Giáo sư (GS) Lưu Lệ Hằng, người đoạt Giải thưởng Kavli, 2012 - một giải thưởng được xem như “Giải Nobel” trong thiên văn học - sẽ có buổi nói chuyện Cách nhìn mới về Hệ Mặt trời với sinh viên, học sinh và các nhà khoa học của Huế tại Trường đại học Sư phạm Huế sáng 23/7.

Cách nhìn mới về Hệ Mặt trời

Giả thuyết rằng Hệ Mặt trời không kết thúc ở Pluto (Diêm Vương tinh) mà ngay rìa của Hệ Mặt trời còn có một vành đai các tiểu hành tinh được Edgeworth và Kuiper đưa ra vào những năm 1943-1951. Tuy nhiên mãi đến năm 1992, vật thể đầu tiên trong vành đai này mới được tìm ra bởi GS David Jewitt và GS Lưu Lệ Hằng.
Giáo sư Lưu Lệ Hằng
GS Lưu Lệ Hằng cùng với thầy của mình, GS David Jewitt, bắt đầu khảo sát bằng kính thiên văn để tìm kiếm những đối tượng trong Hệ Mặt trời mà tối thiểu xa như sao Thổ. Đến năm 1992, sau 5 năm quan sát, bà đã tìm thấy thiên thể đầu tiên trong vành đai Kuiper nhờ sử dụng kính thiên văn 2,2 mét của Viện Đại học Hawaii, nằm ở Đài quan sát Mauna Kea và đã phát hiện ra vành đai này với khoảng 70 ngàn thiên thạch. Chúng là những gì còn sót lại trong giai đoạn hình thành Hệ Mặt trời, khi khí, bụi và băng đá trong vũ trụ bồi tụ nên những hành tinh khí khổng lồ. Vành đai Kuiper đóng vai trò quan trọng đối với ngành thiên văn học vì đây là khu vực nguyên thuỷ nhất được biết đến trong Hệ Mặt trời và mang theo thông tin về quá trình hình thành Hệ Mặt trời.
Năm 1991, Hội Thiên văn Mỹ trao tặng Giải thưởng Annie J.Cannon về Thiên văn học để ghi nhận công lao của GS.Lưu Lệ Hằng trong việc khám phá ra hơn 30 tiểu hành tinh. Người ta lấy tên bà để đặt cho tiểu hành tinh 5430 Luu.
Năm 2012, GS.Lưu Lệ Hằng vinh dự nhận được hai giải khoa học danh giá: Giải thưởng Shaw và Giải thưởng Kavli. Trong đó, Giải thưởng Kavli được xem như “Giải Nobel” trong thiên văn học.
“Chúng tôi đã phát hiện có hàng triệu thiên thạch ngoài đó, bên mép rìa Thái Dương hệ, trong vành đai Kuiper giống như hành tinh Diêm Vương tinh vậy... Khám phá này làm thay đổi hoàn toàn quan niệm của chúng ta về định nghĩa hành tinh là gì”, GS Lưu Lệ Hằng nói.
Khám phá của GS Lưu Lệ Hằng là một bước ngoặt mới của ngành thiên văn học, kết thúc những nghi ngờ về sự tồn tại của vành đai Kuiper và mở ra hướng mới trong việc giải thích và chứng minh sự hình thành Thái dương hệ.
Nữ giáo sư gốc Việt nhận được giải khoa học danh giá
GS.Lưu Lệ Hằng tên thường gọi là (Jane X.Luu) sinh năm 1963 ở Sài Gòn và sang Hoa Kỳ năm 1975. Bà học xuất sắc các môn khoa học và giành được một suất học bổng theo học ngành Vật lý tại Trường đại học Stanford. Năm 1984, sau khi tốt nghiệp, bà làm việc tại phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA ở Pasadena, sau đó theo học chương trình sau đại học tại Trường đại học California, Bekerley. Ấn tượng bởi các hình ảnh về các hành tinh chụp bởi tàu nghiên cứu không gian Voyager gửi về, bà quyết định theo đuổi chuyên ngành thiên văn học.
Sau khi nhận bằng tiến sĩ, GS.Lưu Lệ Hằng giảng dạy tại Đại học Havard. Bà cũng từng làm giáo sư tại Đại học Leiden, Hà Lan. Sau khi làm việc tại châu Âu, bà trở lại Hoa Kỳ và làm thành viên kỹ thuật thiết bị ở Phòng thí nghiệm Lincoln tại MIT. GS.Lưu Lệ Hằng hiện đang nghiên cứu các giải pháp công nghệ cho vấn đề an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Thích du lịch và từng làm việc cho tổ chức Cứu trợ trẻ em (Save the children) tại Nepal, GS.Lưu Lệ Hằng là người thích các hoạt động ngoài trời và chơi vi-ô-lông-xen. Chồng bà cũng là một nhà thiên văn học người Hà Lan - Ronnie Hoogerweft.
Thanh Vân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình

Trong 2 ngày 23 và 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn công tác quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình
Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh

Ngày 23/12, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức tập huấn công tác y tế trường học, Bảo hiểm y tế và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh năm học 2024-2025.

Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Làm bạn cùng con tuổi teen

Bạn sẽ làm gì khi con nói dối; khi con yêu sớm; khi con không vâng lời; khi con mất kết nối... Rất nhiều tình huống khó đã được đặt ra tại buổi chia sẻ “Làm bạn cùng con tuổi teen” với hai diễn giả đến từ ngành giáo dục.

Làm bạn cùng con tuổi teen
Return to top