ClockThứ Sáu, 17/05/2019 06:15

Giáo viên dạy trường chuyên: Chỉ giỏi chuyên môn thôi chưa đủ

TTH - Việc thiết kế bài giảng cho học sinh chuyên mất khá nhiều thời gian, cần mở rộng các vấn đề phù hợp với trình độ, nhất là những giáo viên được chọn vào dạy đội tuyển, đòi hỏi cần phải có trình độ ngoại ngữ, tin học để dịch các tài liệu nước ngoài phục vụ công tác giảng dạy.

Tuyên dương 163 giáo viên tiểu học tiêu biểuThầy giáo đoạt giải Nhất cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”

Giờ lên lớp của học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học. Ảnh: HỮU PHÚC

Trường THPT chuyên Quốc Học hiện có 130 giáo viên. Đa phần giáo viên tuổi đời còn trẻ. Họ là những giáo viên có năng lực, nhiệt huyết với học trò nhưng nếu nói xuất sắc thì vẫn cần nhiều thời gian để nâng cao nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm. Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Quốc Học, ông Nguyễn Phú Thọ nhận định. Nhìn chung, đội ngũ này đáp ứng được nhu cầu giảng dạy khi đa số có “đầu vào” tốt, nhiệt tình, đam mê tìm tòi kiến thức, tài liệu nghiên cứu và giảng dạy để đào sâu bài giảng.

Để trở thành giáo viên dạy chuyên phải trải qua một quá trình rèn luyện. Trước hết, phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm loại giỏi. Qua một năm tập sự, giáo viên trẻ phải trải qua thêm một kỳ sát hạch để chứng minh năng lực bản thân, nếu thấy ổn định khi đó mớ i tiế p nhận chính thức. Nhiều giáo viên trẻ thổ lộ, họ thực sự áp lực khi dạy trường chuyên. Thực tế, tốt nghiệp bằng giỏi ở Trường đại học Sư phạm vẫn chưa đủ khi họ chưa qua một chương trình đào tạo nào dành cho giáo viên dạy chuyên. Họ thiếu kinh nghiệm, kỹ năng trong giảng dạy. Trong khi đó, học sinh ở trường chuyên thường thông minh, cộng thêm sự hỗ trợ đắc lực của thời đại công nghệ, nếu giáo viên không nhanh nhạy, đổi mới phương pháp trong truyền đạt kiến thức sẽ gặp khó trong giảng dạy.

Thầy giáo Lê Quốc Anh, giáo viên dạy chuyên môn vật lý Trường THPT chuyên Quốc Học, bộc bạch: “Những năm đầu mới đứng lớp, tôi khá chật vật. Nhiều em sử dụng thành thạo vi tính và ngoại ngữ để cập nhật thông tin mở rộng kiến thức. Chúng tôi vừa dạy, vừa nâng cao trình độ, nhất là khi các em lọt vào các giải quốc gia, quốc tế”.

Để đáp ứng nhu cầu dạy chuyên, ngoài sự nỗ lực của bản thân, giáo viên trẻ cần có sự dìu dắt, rèn luyện của đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm trong trường. Theo lý giải của thầy giáo Nguyễn Phú Thọ, 20% giáo viên có kinh nghiệm thâm niên trong nghề của trường đang làm rất tốt vai trò "kèm cặp" giáo viên trẻ. Tùy theo năng lực của mỗi người, nhưng đa phần phải mất từ 1 đến 2 năm giáo viên trẻ mới nhập cuộc. Biết nhược điểm để khắc phục, nhiều giáo viên ở trường chuyên đều có ý thức rèn luyện, học tập, khi mỗi năm có từ 5 đến 7 giáo viên theo học thạc sĩ. Một số giáo viên tự tìm nguồn học bổng ở nước ngoài để nâng cao trình độ khi một số môn học yêu cầu giảng dạy bằng tiếng Anh.

Dạy học sinh chuyên vất vả, tuy nhiên, chính sách ưu đãi dành cho giáo viên chỉ mới hưởng theo quy định của Nhà nước. So với các tỉnh bạn thì chế độ ưu đãi cho giáo viên dạy chuyên ở Thừa Thiên Huế vẫn còn khiêm tốn khi chưa có sự hỗ trợ từ công tác xã hội hóa dành cho giáo viên dạy chuyên.

Thầy giáo Nguyễn Phú Thọ khẳng định: Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, hướng đến của nhà trường là tìm những giáo viên có năng lực từ các trường để đề xuất với sở trong khâu tuyển dụng. Trường sẽ tuyển sinh viên mới ra trường có bằng xuất sắc cũng như có phương án đào tạo đội ngũ giáo viên trong trường để đáp ứng nhu cầu dạy và học.

Bài, ảnh: PHƯỚC LY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

Thật ngạc nhiên và cảm động khi chứng kiến một lớp học không cần bảng đen, những giáo viên dạy trẻ khiếm thị chỉ bằng tiếng gõ lạch cạch, cái sờ tay và bằng cả trái tim yêu thương.

Chuyện về những giáo viên không cầm phấn
Trò đến lớp, thầy vui!

Bên cạnh dạy học, thầy cô giáo ở vùng cao A Lưới còn phụ trách thêm công tác vận động học sinh đến trường. Thấy học sinh nghỉ học dài ngày, có nguy cơ bỏ học, sau giờ dạy, giáo viên lại tìm đến nhà tìm hiểu, động viên, nhắc nhở. Niềm vui giản dị của các nhà giáo nơi đây là được thấy học sinh trở lại trường.

Trò đến lớp, thầy vui

TIN MỚI

Return to top