ClockThứ Sáu, 15/05/2015 15:26

Giữ lửa khởi nghiệp

TTH - Hàng trăm bạn trẻ đã được truyền cảm hứng và khơi dậy tinh thần khởi nghiệp bởi những doanh nhân thành công đến từ TP Hồ Chí Minh và Huế tại hội thảo phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp Startup Wheel 2015 với chủ đề “Miền Trung - khởi nghiệp truyền thống hay hiện đại”.

Các doanh nhân chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp với sinh viên tại hội thảo

Không giới hạn tuổi

Một cậu bé 10 tuổi trở thành doanh nhân trẻ nhất thế giới nhờ kinh doanh đồ chơi. Câu chuyện bắt đầu khi cậu có món đồ chơi mà các bạn rất thích nhưng không biết nơi mua món đồ chơi đó. Cậu bé liền hỏi ba mẹ về chỗ bán loại đồ chơi ấy và đem lên bán cho bạn bè. Công việc bán đồ chơi trở nên rất chạy, cậu bé đã mở công ty kinh doanh món đồ chơi ấy và trở thành doanh nhân trẻ nhất thế giới. Đó là câu chuyện mà bà Trương Lý Hoàng Phi - Trưởng ban tổ chức Cuộc thi Startup Wheel, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp TP Hồ Chí Minh (BSSC), Tổng thư ký Hội Doanh nhân Trẻ TP Hồ Chí Minh chia sẻ.

Hãy nắm bắt mọi cơ hội có thể thì mới thành công, đặc biệt là đối với khởi nghiệp””, bà Phi kết luận. Theo bà Phi, trong khởi nghiệp với một “chuỗi giá trị” được tạo lập để hướng đến thành công, giới trẻ thường nghĩ rằng ý tưởng sản phẩm “độc, lạ, thời thượng” là khởi đầu cần thiết và tiên quyết, tuy nhiên đây không hẳn là công thức đúng trong mọi hoàn cảnh. “Truyền thống” hay “hiện đại” không chỉ nằm ở ý tưởng mà cả cách bạn làm. “Nói đến kinh doanh, mọi người thường bảo Huế... trầm quá; nhưng đã đến lúc phải nói về Huế, các bạn trẻ phải mang những ý tưởng kinh doanh đến cuộc thi Startup Wheel 2015 để cả nước biết Huế”, bà Phi khơi dậy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên Huế.

Có ước mơ sẽ thành công

Không quá khó
 
Đó là điều mà ông Nguyễn Tuấn Quỳnh - Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP Hồ Chí Minh, Tổng Giám đốc Công ty CP Nhiên liệu Sài Gòn SFC nhấn mạnh tại hội thảo. “Có thể các bạn quyết định ra trường sẽ đi làm trước rồi mới khởi nghiệp hoặc ngược lại. 
 
Ông Quỳnh chia sẻ câu chuyện về một người bạn đang làm giám đốc của Công ty sách AlphaBooks. Người bạn này trước học Đại học Bách khoa và hoàn toàn không có kiến thức về kinh doanh, marketing hay quản lý tài chính,... nhưng rất mê sách và giỏi tiếng Anh. Từ niềm đam mê sách, người này nảy ra ý tưởng sẽ chuyển ngữ những quyển sách hay sang tiếng Việt để nhiều người Việt Nam có thể đọc. Sau nhiều lần thất bại, hiện ông rất thành công với việc kinh doanh sách của mình.

Chuẩn bị gì để khởi nghiệp? Câu hỏi được rất nhiều sinh viên quan tâm này đã được các doanh nhân - diễn giả chia sẻ đầy tâm huyết. Theo ông Quỳnh, điều kiện tiên quyết để khởi nghiệp là xây dựng mối quan hệ cần thiết với đối tác, người hỗ trợ vốn (có thể là cha mẹ, bạn bè,...), tiếp đó là phải hành động. “Phải hành động để tạo ra kết quả và phải sống tốt để có sự tin tưởng của gia đình. Hãy tìm sự hỗ trợ của hội doanh nghiệp địa phương; tham gia hoạt động đoàn, hội và các cuộc thi để có thêm kinh nghiệm và mối quan hệ”, ông Quỳnh khuyên. “Cuộc sống ở Huế khá tĩnh lặng, tính chắc chắn và an toàn rất cao, điều này phù hợp với người làm công ăn lương, công chức. Khởi nghiệp thì phải táo bạo, liều lĩnh và phần nào không phải là đặc tính của người Huế nhưng điều đó không có nghĩa là giới trẻ Huế sẽ khởi nghiệp không thành công! Hãy bỏ suy nghĩ chỉ đi làm thuê”, ông Quỳnh nói.

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Mậu Chi, Chủ tịch Hội doanh nghiệp tỉnh nhìn nhận: “Tôi muốn đánh bật mặc cảm của thanh niên Huế với suy nghĩ mình không đủ điều kiện để trở thành doanh nhân. Là người sinh ra ở Huế và làm việc ở Huế hơn 30 năm, tôi khẳng định thị trường Huế có nhiều cơ hội để khởi nghiệp. Nhật Bản là đất nước có nhiều động đất nhưng đã trở thành một cường quốc, Israel vẫn có thể phát triển thần kỳ. Huế có nhiều lợi thế. Huế là mảnh đất hội tụ nhiều người giỏi, không có lý do gì Huế không làm được!”. “Ý chí rất quan trọng, bà Trương Lý Hoàng Phi khẳng định. - Quanh chúng ta có rất nhiều cơ hội. Các bạn ở Huế không nên chỉ nghĩ phải kinh doanh ở Huế mà ở đâu thuận lợi thì cứ làm. Nếu khởi nghiệp ở Huế thì phải nghĩ sẽ mang sản phẩm ra các thành phố khác nữa chứ không nên trói mình ở Huế. Có ước mơ nhất định sẽ thành công!”.

Trả lời câu hỏi sức cạnh tranh về khởi nghiệp nằm ở đâu, ông Đỗ Thanh Năm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Tư vấn và Hỗ trợ chiến lược Win - Win cho rằng: “Sức trẻ chính là lợi thế. Sự đam mê, quyết tâm của người trẻ là đủ để bạn có sức cạnh tranh đối với những đối thủ có kinh nghiệm nhiều hơn mình và sẽ giúp bạn định hướng con đường đi của mình”. “Hãy giữ ngọn lửa khởi nghiệp như giữ tình yêu của bạn dành cho ai đó. Như vậy, bạn sẽ biết cách để duy trì “tình yêu” khởi nghiệp bằng cách: nghĩ về nó, có kế hoạch thực hiện và bắt tay vào làm một cách bền bỉ và kiên nhẫn. Và bạn sẽ thành công!”, ông Quỳnh đưa ra lời khuyên với các bạn trẻ.

Bài, ảnh: Ngọc Hà
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Chuyện nghề của những cô giáo mầm non

Làm cô giáo mầm non, cái nghề “sớm con muộn chồng” ấy trải qua biết bao câu chuyện buồn vui. Thật sự yêu nghề, mến trẻ bằng tất cả cái tâm sáng trong của một người mẹ thì các cô mới có thể làm tròn sứ mệnh của mình.

Chuyện nghề của những cô giáo mầm non
Return to top