ClockThứ Ba, 22/06/2021 13:00

Sáng chế robot đa năng phòng dịch

TTH - Đam mê với công nghệ, Hoàng Minh Nhật và Trương Viết Bảo Châu, hai nam sinh Trường THPT Thừa Lưu (Phú Lộc) đã nghiên cứu và chế tạo thành công robot đa năng góp phần phòng dịch COVID – 19.

Thiếu niên sáng tạo robot chữa cháy thông minh

Mong muốn của Hoàng Minh Nhật và Trương Viết Bảo Châu là chia sẻ khó khăn với đội ngũ phòng chống dịch bệnh

Tình hình dịch COVID – 19 đang diễn biến phức tạp, dù đã có vắc – xin, song công tác ngăn ngừa vẫn là phòng tuyến quan trọng để hạn chế dịch bệnh lây lan. “Chúng em nhận thấy các bệnh viện, khu cách ly vẫn gặp một số khó khăn về nhân lực, vật lực từ đội ngũ y bác sĩ đến nhân viên hỗ trợ. Với mong muốn chia sẻ nỗi vất vả ấy, chúng em đã suy nghĩ, tìm hiểu và thực hiện đề tài “Robot đa năng phục vụ phòng, chống dịch COVID – 19”, Minh Nhật nói.

Sau 3 tháng miệt mài chế tạo, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trương Đức Dũng, robot đa năng hỗ trợ phòng chống dịch ra đời. Robot là cỗ máy tích hợp nhiều chức năng để có thể hỗ trợ y bác sĩ, nhân viên trong quá trình khám bệnh và chăm sóc, làm vệ sinh bệnh viện, khu cách ly. Bảo Châu phân tích: “Chúng em đã cải tiến để robot làm cầu nối cho quá trình khám bệnh online, đo nhiệt độ từ xa, vận chuyển thức ăn, thuốc men đến địa điểm cụ thể và cả vệ sinh khử khuẩn. Phức tạp nhất là khâu thiết kế để các vi mạch điện tử cũng như buồng đựng rác, gian đựng đồ dùng, chổi quét, bơm áp lực, camera, bộ đo nhiệt độ… có vị trí phù hợp”.

Hai nam sinh lớp 11 đã lập trình để robot có thể tiến, lùi, rẽ trái phải dễ dàng. Bánh xe lớn với hệ thống khung chịu lực tốt, cho phép robot có thể tải khối lượng lên đến hơn 50kg. Trong quá trình di chuyển, chỉ cần bật công tắc, hệ thống quét dọn vệ sinh, phun dung dịch hoặc tích hợp bật đèn UV diệt khuẩn đều có thể dễ dàng sử dụng tùy nhu cầu. “Ngoài ra chỉ cần nhấn nút micro trên điện thoại là bác sĩ có thể trao đổi trực tuyến và theo dõi tình hình bệnh nhân thông qua hình ảnh camera. Hoặc, yêu cầu người bệnh đo nhiệt độ thông qua cảm biến nhiệt gắn ở robot, bộ thu sẽ hiển thị nhiệt độ trên màn hình LCD”, Minh Nhật bổ sung.

Do được điều khiển từ xa bằng sóng RF nên so với các robot hiện tại, robot đa năng phục vụ phòng chống dịch COVID – 19 có khoảng cách điều khiển mở rộng hơn, thường từ 300 - 500m. Camera wifi vừa để quan sát hướng di chuyển, đồng thời có thể hỗ trợ bác sĩ và bệnh nhân trao đổi khám bệnh trực tuyến mà không cần tiếp xúc. “Quan trọng nhất là ý nghĩa mà robot mang lại. Đó là tấm lòng của các em học sinh khi có thể hỗ trợ một phần nào đó, giúp đỡ cho đội ngũ nhân viên y tế dựa trên nền tảng công nghệ 4.0. Kết hợp tự động hóa và thông tin trực tuyến bằng wifi, robot là phương tiện làm việc linh hoạt, thích ứng với môi trường khắc nghiệt trong cuộc chiến khốc liệt chống COVID - 19, giảm thiểu rủi ro và nguy cơ lây nhiễm”, thầy Trương Đức Dũng nói.

Qua hoạt động thử nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Chân Mây, kết quả cho thấy, robot đa năng phục vụ phòng chống dịch COVID – 19 có thể đảm nhận nhiều phần việc khác nhau. Hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ trong quá trình thăm khám, khử khuẩn, vận chuyển trang thiết bị y tế, thức ăn một cách dễ dàng. Với khả năng di chuyển linh hoạt, tích hợp nhiều chức năng cần thiết, đa dạng, robot đa năng phục vụ phòng chống dịch COVID – 19 có thể được sử dụng tại bệnh viện, khu cách ly, khu công nghiệp…

Để tiếp tục cải thiện, nâng cao hiệu quả sử dụng, thầy và trò Trường THPT Thừa Lưu đã tiếp tục nghiên cứu để nâng cấp robot từ chất liệu tăng độ bền đến tính năng và công suất hoạt động. Đặc biệt nhất là chú trọng vào khâu di chuyển và xử lý thông minh theo công nghệ AI.

Kết nối khám bệnh online giữa bác sĩ và bệnh nhân, đo nhiệt độ từ xa, vận chuyển thức ăn, thuốc men, vệ sinh quét dọn phòng, phun diệt khuẩn..., robot đa năng hứa hẹn là cánh tay đắc lực hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ, nhân viên trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID – 19. Sản phẩm của hai nam sinh Hoàng Minh Nhật và Trương Viết Bảo Châu vinh dự được chọn tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ XVII, năm 2021.

Bài, ảnh: Mai Huế

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động phòng dịch trong mùa tựu trường

Học sinh các trường bắt đầu bước vào năm học mới, cùng với thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà, bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Vì vậy, nâng cao nhận thức, phối hợp theo dõi, xử lý ca bệnh giữa trường học và y tế cơ sở đóng vai trò rất quan trọng.

Chủ động phòng dịch trong mùa tựu trường
Thuốc giảm cân hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19

Hãng tin CNBC ngày 3/9 đưa tin, theo kết quả của một loạt nghiên cứu được Tạp chí Journal of the American College of Cardiology (JACC) - tờ tạp chí tim mạch uy tín nhất của Mỹ thực hiện, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người sử dụng thuốc giảm cân Ozempic và Wegovy ít đối diện với nguy cơ tử vong vì COVID-19 hoặc bị tác dụng phụ từ loại virus này.

Thuốc giảm cân hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19
WHO cảnh báo sự quay trở lại đáng lo ngại của COVID-19

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 7/8 đã lên tiếng cảnh báo khi các ca nhiễm COVID-19 đang tăng vọt trên toàn thế giới - bao gồm cả ở Thế vận hội Paris đang diễn ra, và gần như khó có thể suy giảm trong thời gian tới. Cơ quan này cũng lo ngại rằng các biến thể nghiêm trọng hơn của virus SARS-CoV-2 có thể sẽ sớm xuất hiện và lây lan.

WHO cảnh báo sự quay trở lại đáng lo ngại của COVID-19
Giúp 1.000 nữ nông dân nghèo phục hồi, phát triển sinh kế bền vững

Ngày 20/7, Hội Chữ Thập đỏ (HCTĐ) tỉnh, tổ chức Oxfam tại Việt Nam, Đại sứ quán New Zealand tại Hà Nội tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã đặc biệt khó khăn và các xã khó khăn tại Thừa Thiên Huế". Tham dự có bà Caroline Rachel Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam.

Giúp 1 000 nữ nông dân nghèo phục hồi, phát triển sinh kế bền vững

TIN MỚI

Return to top