ClockThứ Ba, 04/09/2018 14:17

Thương mẹ tảo tần, nỗ lực học giỏi

TTH - Cách đây gần 6 năm, nhiều người thân của Huỳnh Thị Diễm Hằng lo lắng sự ra đi của người cha và gia cảnh khó khăn sẽ khiến em dừng chân với sự học, thế nhưng Diễm Hằng đã biến điều bất hạnh trở thành lý do phấn đấu. Tháng 8/2018, trong danh sách đầu vào Trường đại học (ĐH) Sư phạm, ĐH Huế, em trở thành nữ thủ khoa với mức điểm vượt trội.

Vượt khó học giỏi

Huỳnh Thị Diễm Hằng

Nỗ lực gấp đôi

Việc học của Huỳnh Thị Diễm Hằng ngay từ nhỏ đã đầy vất vả khi liên tục dịch chuyển chỗ ở, do ba mẹ phải gửi Hằng cho nhiều người thân để mưu sinh. Phải đến lớp 6, cuộc trở về của ba mẹ (từ Vũng Tàu) mới giúp cả nhà đoàn tụ. Niềm vui ngắn ngủi, chính năm đó, ba Hằng phát bệnh tim, rồi bỏ mẹ cùng 5 chị em Hằng ở lại.

Biến cố cuộc đời khiến Hằng buồn và học tập sa sút, rớt xuống học lực loại khá năm lớp 7, sau 6 năm trước đó toàn loại giỏi. Thế nhưng, khoảng thời gian “sa sút phong độ” cũng khiến Hằng trưởng thành trong cách nhìn nhận để phấn đấu. Hằng kể, khi ba mất, một mình mẹ phải quần quật đủ việc nặng nhọc. “Có những đêm em vô tình bắt gặp mẹ khóc, thở dài. Những giọt mồ hôi khi mẹ đảm nhận công việc ba hay làm khiến em cứ bị ám ảnh. Cũng từ đó, em nhận ra mẹ là người quan trọng nhất và quyết tâm không làm mẹ buồn”, Hằng chia sẻ.

Nỗ lực học tập là cách duy nhất để động viên mẹ. Hằng bảo, do gia đình khó khăn nên em ít khi học thêm, phần lớn đều tự học. Mỗi kiến thức học được từ giáo viên và sách giáo khoa, em hình thành sơ đồ tư duy, đồng thời tiếp cận các thầy cô, bạn bè để mở rộng thêm. Đổi những giờ chơi cùng bạn bè, Hằng tận dụng khoảng thời gian đó để phụ những việc nhỏ trong nhà rồi học thêm kiến thức. Kết quả của sự cố gắng ngày đêm đã được đền đáp, từ lớp 8 đến lớp 12, Hằng liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi cùng thành tích cao ở các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện đến cấp Quốc gia.

Năm lớp 12, cô nữ sinh Quảng Nam xuất sắc đoạt giải nhì Quốc gia môn địa lý, lọt vào danh sách được tuyển thẳng ĐH, thế nhưng em từ chối cơ hội mà nhiều người mong muốn để quyết định đi thi. Hằng thành thật, không muốn ngồi chơi khi các bạn “cày học”, bởi một ngày ôn luyện thì kiến thức sẽ vững và học không bao giờ thừa. Quyết tâm đó giúp Hằng đạt được mức điểm vượt trội 26,5 (văn 8; lịch sử 9,75; địa lý 8,75) tại kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia 2018 cùng danh hiệu thủ khoa đầu vào Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế.

Mê Sư phạm Huế

“Hằng sinh ra và sống ở quê nội tại xã Bình Tú, huyện Thăng Bình. Tuy gia đình hoàn cảnh nhưng Hằng rất ngoan và có hiếu, thấu hiểu nỗi khổ của mẹ và biết tự lo, tự học. Điều đó khiến tôi mãn nguyện”, bà Dương Thị Cúc, mẹ của Diễm Hằng tâm sự.

Hằng chia sẻ, mọi người lo lắng và khuyên em học sư phạm ra khó xin việc làm, nhất là khi có kết quả thi trung học phổ thông Quốc gia, ai cũng bảo mức điểm đó rất dễ để lựa chọn những ngành “hot”. Sau giây phút đắn đo, Hằng vẫn giữ nguyên ý định bạn đầu không điều chỉnh nguyện vọng và sẵn sàng cho tâm thế ra Huế học.

Theo nữ thủ khoa Trường ĐH Sư phạm, lý do khiến em bảo lưu nguyện vọng chính là hình tượng các thầy cô giáo đã giảng dạy em rất chuẩn mực, hình thành cho em ý thức sống đẹp, có nghị lực và biết vươn lên. Điều đặc biệt là hầu hết các thầy cô đều tốt nghiệp từ giảng đường ĐH Sư phạm Huế.

Ông Trương Thế Quy, Phó Trưởng phòng Công tác sinh viên, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cho hay, chỉ mấy lần gặp gỡ song Hằng đã cho thấy em là một người có quyết tâm, nghị lực và đam mê sư phạm rất lớn. Dù năm nay đề khó, phổ điểm khối C không cao như các năm, nhất là môn lịch sử, song kết quả điểm và lựa chọn ngành học của Diễm Hằng đã chứng minh được đam mê cũng như ý chí của em.

Nói về dự định thời gian tới, Hằng chia sẻ, khác với những lần xa nhà để học trước đó, lần này sẽ là một quá trình nỗ lực hơn để nắm bắt những cơ hội việc làm tốt nhằm giúp đỡ mẹ trong tương lai. Phương án đầu tiên là phải học và rèn luyện các kỹ năng. Khi có điều kiện, em có thể làm gia sư để vừa thực tập nghề và kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Thành công từ sự nỗ lực

Sau dịch COVID-19, chị Trần Thị Hà (sinh năm 1976, hội viên phụ nữ tổ dân phố 6, Phú Bài, TX. Hương Thủy) thất nghiệp. Cũng đã có tuổi, không việc làm, chị Hà đứng trước vô vàn khó khăn và những mối lo về gánh nặng kinh tế gia đình. Được sự động viên của người thân và sự giúp đỡ của hội liên hiệp phụ nữ các cấp, chị Hà đã mạnh dạn vay vốn để mở gia trại chăn nuôi và trồng cây ăn quả.

Thành công từ sự nỗ lực
Nỗ lực xóa hết hộ nghèo

Sau khi triển khai rà soát hộ nghèo vào cuối năm 2023, phường Phường Đúc (TP. Huế) còn 2 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,07%. Thực hiện mục tiêu "sạch" hộ nghèo, từ đầu năm đến nay chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đã triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững (GNBV). Đến cuối tháng 11/2024, Phường Đúc trở thành địa phương không có hộ nghèo của thành phố.

Nỗ lực xóa hết hộ nghèo
Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm

Không trông chờ vào những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, huyện Phong Điền đã xóa được nhà tạm cho nhiều hộ nghèo ở địa phương.

Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm
Return to top