ClockThứ Năm, 27/12/2018 13:45

Hào hứng “Khởi động đầu tuần”

TTH - Thay vì tiết chào cờ “dài đằng đẵng” lặp đi lặp lại, thầy và trò Trường THCS Thủy Phương (Hương Thủy) đã tạo ra sân chơi bổ ích đầu tuần, hấp dẫn toàn thể học sinh.

Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục: Thời cơ lớn cho ngành sư phạmNghề giáo & “thương hiệu” người thầy

Sôi nổi trong từng khoảnh khắc

Vui…”chuẩn”

“Khởi động đầu tuần” là tên trò chơi được thầy và trò Trường THCS Thủy Phương sáng tạo. “Cha đẻ” của chương trình là thầy giáo Nguyễn Cao Mạnh, Tổng Phụ trách Liên đội. Thầy Mạnh chia sẻ: Chúng tôi luôn mong muốn các em học sinh hứng thú với học tập và không cảm thấy áp lực trong giờ chào cờ. Ý tưởng chương trình từ đó manh nha và đã được mọi người ủng hộ nhiệt tình”.

“Khởi động đầu tuần” là chương trình tìm hiểu về kiến thức và được thay đổi linh hoạt tùy chủ đề. Thông thường, sẽ có 10 câu hỏi cho các đội chơi và phần quà dành cho khán giả. Đặc điểm thú vị của “Khởi động đầu tuần” đó là học sinh sẽ chủ động từ câu hỏi đến phần dẫn chương trình. Giáo viên là nhân tố định hướng, hỗ trợ các em. “Cách làm này sẽ thúc đẩy khả năng làm việc độc lập. Thông thường, nhóm ra đề sẽ gồm ba học sinh. Để nắm chắc môn học chủ đề, bộ ba được lựa chọn là một học sinh có năng lực học tập, em khác có tư duy tổng hợp và em còn lại có khả năng thuyết trình. “Bộ ba” sẽ được thay đổi hàng tuần, vì thế mỗi học sinh trong trường đều có cơ hội để phát huy sở trường, rèn luyện bản thân”, thầy Mạnh phân tích.

Chương trình có sự góp mặt của tất cả các khối lớp. Thầy Mạnh nói: “Nếu chỉ tập trung vào một khối thì các học sinh khác sẽ khó tham gia. Ngoài ra, việc gộp các khối sẽ tăng cường khả năng thảo luận, làm việc nhóm cũng như giảm bớt căng thẳng, áp lực cho các em”.

Vào thứ sáu hàng tuần, nhà trường phổ biến sơ bộ nhiệm vụ về các lớp. Thầy Lê Ngọc Thành, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Thời gian chào cờ sẽ được rút ngắn chỉ còn 20 phút. Đó là lúc công tác trọng tâm được đúc rút, nhắc lại. Đây là cách thầy trò Trường THCS Thủy Phương tận dụng triệt để 25 phút còn lại để tham gia “Khởi động đầu tuần” mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc”.

Bổ ích

Được tham gia chương trình mới thấy hết sự hứng khởi của các em. Em Trương Thị Phương Nhi, học sinh lớp 9/1, hào hứng: “Không chỉ hiểu biết thêm, em còn rất ngạc nhiên vì một số bạn khối 6, 7 lại giỏi những kiến thức ấy”. Như Quỳnh, cô học trò lớp 9/6 thì vui vẻ mong sao thời tiết tốt: “Nhờ “Khởi động đầu tuần” mà chúng em tự tin, đoàn kết hơn, và cũng tiếp xúc nhiều hơn với các bạn khóa dưới. Em rất mong sớm được tham gia những chương trình tiếp theo…”. Phương Nhi từng là người dẫn chương trình, thế nhưng cô học trò nhỏ lại rất thích làm khán giả. “Ngoài hiểu biết thêm nhiều điều, em còn có thể được nhận quà. Đó thật sự là niềm vui rất lớn”, Nhi chia sẻ thêm.

Có một điều mà hai cô bé đều đề cập, đó là từng “đợt sóng” hào hứng của tất cả các khối lớp. Trong “Khởi động đầu tuần”, một cậu học trò rụt rè khối 6 có thể trả lời câu hỏi hóc búa mà các anh chị lớp 8, 9 bó tay. Bạn học sinh lớp 9 nhiều lúc làm cả sân trường cười òa vì có câu trả lời vô cùng ngộ nghĩnh. Tất cả những điều đó đều in đậm vào tâm trí các em, tiếp nguồn năng lượng cho một tuần học tập mới.

Không chỉ tạo sân chơi bổ ích, để thúc đẩy sự hứng thú, kịch tính, giáo viên và học sinh đã chủ động áp dụng khoa học, kỹ thuật vào chương trình. “Công nghệ Visual Basic trong Microsoft PowerPoint của thầy giáo Nguyễn Văn Cần, giáo viên dạy vật lý của trường đã được sử dụng. Sự xuất hiện của các ô chữ làm cho chương trình “chuyên nghiệp” hơn, thúc đẩy niềm hứng khởi của các em”, thầy Mạnh nói.

Về cái khó của chương trình, thầy Lê Ngọc Thành chia sẻ: “Để thúc đẩy tinh thần học tập, tạo điều kiện cho các em phát triển, chúng tôi sẵn sàng bỏ công sức. Điều duy nhất chúng tôi không chủ động được đó là… thời tiết”. Tuy vất vả, song đội ngũ giáo viên và học sinh của nhà trường luôn nỗ lực. Giải thưởng của chương trình có thể là bút, vở hoặc điểm cộng cho chi đội xuất sắc. Thế nhưng có những giải thưởng lớn hơn mà thầy và trò Trường THCS Thủy Phương đang cùng gặt hái, đó là niềm yêu thích, say mê học tập, tinh thần làm việc đội nhóm đầy trách nhiệm. Và quan trọng nhất là niềm hứng khởi mỗi khi các em bước vào cổng trường.

Bài, ảnh: Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

Thật ngạc nhiên và cảm động khi chứng kiến một lớp học không cần bảng đen, những giáo viên dạy trẻ khiếm thị chỉ bằng tiếng gõ lạch cạch, cái sờ tay và bằng cả trái tim yêu thương.

Chuyện về những giáo viên không cầm phấn
Return to top