ClockThứ Hai, 29/11/2021 14:50

Khó với ngoại ngữ thứ ba

TTH - Phổ điểm thi trung học phổ thông hằng năm môn tiếng Anh của Thừa Thiên Huế thường thấp. Nguyên nhân là có sự chênh lệch trình độ giữa các vùng, miền, nhất là học sinh ở hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới học tiếng Anh khá chật vật.

Ngại giao tiếp

Tôi từng gặp nhiều học sinh của huyện Nam Đông và A Lưới khi tìm hiểu về vấn đề các em học tiếng Kinh trong các trường phổ thông. Thực tình, nhiều em nói chuyện lưu loát bằng tiếng Việt đã khó, huống chi học ngoại ngữ. Cô bé Nguyễn Kim Lan, học sinh Trường tiểu học Vừ A Dính kể rằng, em rất thích học tiếng Anh nhưng môn này rất khó học. Một số âm khó phát âm, cứ hay bị nhầm sang tiếng mẹ đẻ nên việc nhớ từ mới rất khó khăn. Hơn nữa, một số chủ đề không gần gũi nên khó nhớ. Học trên lớp xong về nhà em lại quên nhưng không biết hỏi ai cách phát âm cho đúng”.

Do chủ yếu học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên phương ngữ khi phát âm tiếng Anh gặp rất nhiều trở ngại. Bên cạnh đó, trình độ học sinh không đồng đều, năng lực học sinh thấp, còn rụt rè trong giao tiếp nên việc tiếp cận lại càng khó khăn hơn. Thế nên, nhiều học sinh lớp 1, 2 được tiếp xúc với môn ngoại ngữ và bắt đầu từ lớp 3, tiếng Anh trở thành chương trình bắt buộc cả là một hành trình vượt khó.

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Đông Lại Quốc Trình cho rằng, đa số học sinh người dân tộc tiếp cận với công nghệ thông tin khó khăn nên vốn từ vựng, kiến thức, kỹ năng của các em rất hạn chế. Không phải phụ huynh chưa quan tâm đến việc học ngoại ngữ, mà đúng hơn là nhiều người không biết để bày cho con. Thế nên, đa số học sinh chỉ học tiếng Anh ở trên lớp, chưa tự học ngoài giờ và các em thường ngại giao tiếp tiếng Anh với nhau. Do vậy, ở các xã miền núi nhiều học sinh lớp 7 và 8 vẫn không biết giới thiệu về mình bằng những câu đơn giản.

 Vẫn thiếu các phương tiện hỗ trợ

Dạy tiếng Anh cho học sinh dân tộc hầu như thiếu thốn trăm bề. Nhiều trường vẫn dạy “chay” trong sách giáo khoa, thầy đọc và trò nghe là chủ yếu. Không ít trường chưa có phòng luyện âm, trang thiết bị máy nghe hạn chế… nhất là các cơ sở lẻ. Sách truyện thiếu thốn đặc biệt các loại sách bổ trợ học tốt, nâng cao khả năng tiếng Anh cho các em lại càng ít. Học sinh ít có môi trường giao tiếp cũng như điều kiện tối thiểu để học tiếng Anh tốt hơn.“Các chủ đề trong sách giáo khoa tiếng Anh phù hợp, nhưng những từ mới liên quan đến cuộc sống hiện đại mà các em chưa từng tiếp xúc nên giáo viên mất khá nhiều thời gian để giải thích. Tranh ảnh minh họa lại không có, giáo viên tự tìm, rồi phô tô về cho học sinh xem”, cô giáo Lê Thị Thu Hằng, giáo viên Trường Dân tộc nội trú huyện Nam Đông trao đổi.

Trong chương trình tiếng Anh mới, các hoạt động của tiết học nói - viết còn chú trọng đến ý tưởng của riêng cá nhân từng học sinh. Vì vậy, nhiều giáo viên khuyến khích các em đưa ra ý kiến của mình cũng làm cho tiết học bớt căng thẳng hơn và các em dần tự tin hơn. Cô giáo Hồ Trần Nhật Trường, giáo viên Trường tiểu học Vừ A Dính, cho hay: Học sinh được tạo điều kiện lựa chọn hoạt động theo sở thích; tham gia xây dựng kế hoạch và đánh giá bài học... Giáo viên hình thành các nhóm, các cặp đôi để học sinh giúp đỡ và sửa lỗi cho nhau, sau đó kiểm tra lại, nhận xét cho các em. Khi kiểm tra từ vựng, giáo viên kiểm tra theo các tiêu chí: Cách viết, nghĩa của từ và cách đọc để giúp các em học tốt hơn môn ngoại ngữ.

Để vượt qua những băn khoăn, trăn trở về chất lượng học sinh ngay từ thuở ban đầu, trước hết cần phải đổi mới phương pháp dạy và học tiếng Anh để tạo hứng thú cho học sinh. Nhiều giáo viên cho rằng, thay vì việc chỉ chăm chăm vào sách giáo khoa và các bộ đề, các trường cần cho học sinh xem các clip, phim có phụ đề tiếng Anh, học hát và chơi các trò chơi để các em làm quen với việc nghe nói nhiều hơn, đồng thời tăng khả năng giao tiếp và giúp các em tự tin hơn.

Thực tế, hai huyện Nam Đông và A Lưới đã bố trí đội ngũ giáo viên đủ số lượng, đảm bảo trình độ đào tạo; tăng cường tập huấn và tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm, trường để nâng cao trình độ cho giáo viên. Vấn đề là làm thế nào để các em thực sự yêu thích môn học này, thế nên, rất cần đổi mới phương pháp và hình thức dạy học ngoại ngữ thông qua tổ chức các kỳ thi, cuộc giao lưu,… nhằm nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho các em khi tiếp cận với ngoại ngữ thứ 3 này.

An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đặc biệt chú trọng kiểm tra việc chấp hành các quy định, đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ được đặt ra tại hội nghị triển khai hoạt động các trung tâm ngoại ngữ, tin học năm 2025 do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức chiều 20/12.

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học
Lắng nghe để gỡ khó

Thường xuyên gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo huyện với ngư dân trên địa bàn là giải pháp quan trọng để Quảng Điền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhằm hướng đến mục tiêu: Phát triển hiệu quả dịch vụ, du lịch biển, đầm phá.

Lắng nghe để gỡ khó
Hút mắt với tranh kim sa

Dùng kỹ thuật để mô phỏng vẻ đẹp hút mắt như tranh pháp lam, nữ họa sĩ trẻ Lê Thị Thủy Tiên đã tạo nên những bức tranh kim sa độc đáo ứng dụng vào đời sống hiện đại.

Hút mắt với tranh kim sa
Tiểu thương Đông Ba và chuyện học ngoại ngữ

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang tập trung nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm du lịch địa phương, nâng cấp và tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử… Một trong những yếu tố quan trọng khác cần tập trung là nâng cao năng lực ngoại ngữ cho nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại tỉnh nhà. Trong bối cảnh này, tiểu thương ở chợ Đông Ba, một trong những chợ nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế, đang dần nhận ra tầm quan trọng và lợi ích của việc học ngoại ngữ.

Tiểu thương Đông Ba và chuyện học ngoại ngữ

TIN MỚI

Giảng viên tiếng anh Đoàn Thảo PTE LIFE luyện thi ielts Cấu trúc wish
Return to top