ClockThứ Bảy, 21/07/2018 05:30

Khuyến học, khuyến tài ở A Lưới

TTH - Tuy còn nhiều khó khăn nhưng phong trào khuyến học, khuyến tài ở huyện A Lưới vẫn được chú trọng. Đặc biệt, nơi vùng cao này còn có những cách làm khuyến học sáng tạo, phù hợp với tình hình địa phương.

Khuyến học, khuyến tài ở chợ Đông BaHội Khuyến học thị xã Hương Thủy: Trao 60 suất quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khănLàng khuyến họcXã hội hóa công tác khuyến học

Tặng quà cho học sinh nghèo, học giỏi ở A Lưới

Đã gần 1 năm rồi nhưng các cô trò các Trường tiểu học Hồng Trung, Hồng Thủy và Trường trung học cơ sở, trung học phổ thông Hồng Vân không quên đêm “Trung thu biên cương” do các cô chú ở Báo Biên phòng và Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân tổ chức. Các em được nhận quà, được sinh hoạt vui chơi và được xem văn nghệ. Đặc biệt, 30 học sinh hiếu học còn được nhận học bổng, mỗi suất 500.000 đồng. Chương trình “Trung thu Biên cương” còn tặng thêm cho Quỹ “Nâng bước em tới trường” của Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân 5 triệu đồng để hàng tháng, chu cấp cho 11 em nhỏ hiếu học được đồn đỡ đầu theo chương trình “Con nuôi của Đồn Biên phòng”.

Đó là một trong những cách làm sáng tạo trong công tác khuyến học ở A Lưới. Thực tế, công tác xây dựng quỹ hội khuyến học nơi đây được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần động viên các học sinh nghèo vượt khó học giỏi, thi đỗ vào đại học và các trường phổ thông chất lượng cao của tỉnh. Tổng số quỹ đóng góp của xã hội trong 10 năm (2007 - 2017) ở A Lưới là 3.504 triệu đồng, với hàng trăm suất học bổng đến từ các tổ chức đoàn thể của huyện, Hội khuyến học, Chi nhánh Viettel tại A Lưới. Trong đó còn có học bổng Nguyễn Thị Định (cho các em học sinh nghèo vượt khó với số tiền trên 80 triệu đồng) và của bà Nguyễn Thị Thanh Hương tại Huế (trao 315 chiếc xe đạp trị giá 378 triệu đồng)…

Phong trào thi đua xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học được huyện quan tâm đẩy mạnh và được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Số gia đình đăng ký đạt danh hiệu gia đình hiếu học ở cơ sở, các đơn vị tăng nhanh trong thời gian qua. Toàn huyện có 353 gia đình, 32 dòng họ, 54 cộng đồng, 49 đơn vị đạt danh hiệu gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị học tập. Công tác xã hội hoá công tác khuyến học, khuyến tài đạt được những kết quả tích cực. Các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp tích cực, chủ động tổ chức hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo tinh thần xã hội hoá giáo dục; tích cực tham gia vận động học sinh đến trường, tặng quà, học bổng, quyên góp sách vở, dụng cụ học tập cho học sinh, động viên kịp thời những em có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh nghèo vượt khó.

Năm 2017, toàn huyện A Lưới đã có 100% xã và thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng và hội khuyến học xã, thị trấn, bao gồm 195 chi hội với tổng số 5.000 hội viên. Công tác khuyến học, khuyến tài đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Toàn huyện có 21/21 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở và hoàn thành công tác xóa mù chữ, trong đó, có 9 xã, 01 thị trấn đạt xóa mù mức 2. Tính đến 31/12/2016, số người trong độ tuổi 15 - 35 được xóa mù chữ đạt tỷ lệ 97,16%; trong độ tuổi từ 15 - 60 là 94,48%. Ở các xã vùng sâu, vùng xa còn có sự quan tâm phối hợp của các lực lượng chiến sĩ các đồn biên phòng (Nhâm, Cửa khẩu A Đớt, Hương Nguyên) góp phần rất lớn trong việc huy động và duy trì số lượng, chất lượng các lớp xoá mù chữ cũng như các lớp bổ túc.

Nhờ những cách làm hay, sáng tạo đó, A Lưới trở thành đơn vị tiêu biểu về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của tỉnh.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản
San lấp mặt bằng vi phạm hành lang an toàn tuyến quốc lộ

Ngày 18/10, Hạt Quản lý đường bộ Bình Điền (Công ty CP Quản lý và xây dựng Đường bộ Thừa Thiên Huế) cho biết đã tiến hành lập biên bản xác lập vụ việc, hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với một hộ dân trên địa bàn.

San lấp mặt bằng vi phạm hành lang an toàn tuyến quốc lộ
Return to top