ClockThứ Ba, 04/07/2023 13:00

Miền đất học An Truyền

TTH - Tính từ năm 1471, năm làng được chính thức thành lập theo chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông đến nay, làng An Truyền (xã Phú An, huyện Phú Vang) đã có bề dày lịch sử hơn 500 năm.

Người thầy tâm huyết với khuyến họcHội Khuyến học xã Phú Thuận biểu dương, khen thưởng hơn 140 học sinh“Quả ngọt” từ khuyến học, khuyến tàiCô học trò vùng bãi ngang vượt khó

leftcenterrightdel
 Vinh danh những tiến sĩ của làng An Truyền. Ảnh: Quỳnh Anh

Làng An Truyền có 7 họ chính là Hồ, Nguyễn, Đoàn, Huỳnh, Trần, Võ, Lê và một số họ phái khác luôn giữ gìn tình đoàn kết, cùng nhau chung sức xây dựng quê hương giàu đẹp. Dưới các triều đại phong kiến, nhiều con dân làng An Truyền là những vị khoa bảng, quan lại phục vụ cho các chúa Nguyễn, triều đình Nhà Nguyễn.

Vùng đất văn vật này đã sản sinh ra nhiều bậc nhân sĩ trí thức, quan lại, danh y, văn nghệ sĩ nổi tiếng vượt ra ngoài vùng văn hóa Huế như Hồ Đắc Hóa (1793 - 1851), Hồ Đắc Trung (1861 - 1941), Hồ Đắc Khải (1894 - 1948), Hồ Đắc Điềm (1899 - 1986), Hồ Đắc Di (1900 - 1984), Hồ Thị Hạnh, tức Sư bà Thích Nữ Diệu Không (1905 - 1997)… Dân làng nhớ mãi tấm gương lương y của cụ Hồ Đắc Hóa, người đã học nghề y với ngài Đoàn Văn Hòa, được giới thiệu vào Viện Thái y làm đến Y phó của viện. Ngài giỏi nghề thuốc và có lòng nhân ái. Khoảng năm Kỷ Mùi (1849), Canh Thân (1850), bệnh dịch tả tràn lan, nhiều người chết, ngài đã xuất tiền mua các vị thuốc, nấu thành cao, hoặc tán bột, phát cho bệnh nhân. Hết tiền, ngài phải mua chịu, đến khi bệnh dịch lui, các nhà thuốc đòi tiền, ngài phải bàn với vợ kế thất để bán vài chục mẫu ruộng hồi môn của bà để trả nợ.

Nhận vật lịch sử có công kiến tạo, san định lại các nghi lễ của làng, ảnh hưởng cho đến tận ngày nay chính là Thượng thư Hồ Đắc Trung - cháu nội cụ Hồ Đắc Hóa. Thân mẫu là quận chúa Công Nữ Thức Huấn, con gái Tùng Thiện Vương Miên Thẩm - hoàng tử thứ 10 của vua Minh Mạng. Ông đỗ cử nhân năm 1884, thăng dần lên Tuần vũ Hà Tĩnh, Tổng đốc Nam Ngãi, Thái tử thiếu bảo, Hiệp tá đại học sĩ lãnh Thượng thư Bộ Học, kiêm lý Bộ Hộ, tấn phong Khánh Mỹ tử, sung đại thần Viện Cơ mật, đổi Bộ Lễ kiêm Bộ Công, thăng Đông Các Đại học sĩ. Tháng 4 năm 1929 thì về hưu, tấn phong tước bá. Năm 1939 gia phong tước hầu. Ngài mất ngày 24 tháng 2 năm Tân Tỵ (1941), được truy phong Khánh Mỹ quận công. Người đời sau thường gọi ông với danh xưng là Đông Các Đại học sĩ Khánh Mỹ quận công Hồ Đắc Trung.

Cụ Hồ Đắc Trung có 10 người con 6 trai, 4 gái đều thành đạt, mở ra một gia đình vọng tộc suốt thế kỷ XX. Con trai thứ Hồ Đắc Điềm sau khi du học Pháp, tốt nghiệp tiến sĩ luật tại Paris, trở về nước làm ở Tòa Thượng thẩm Hà Nội rồi chuyển làm quan Bố Chánh tỉnh Bắc Ninh, Tổng đốc Hà Đông. Khi Nhật đảo chính Pháp, người ta hai, ba lần mời ông làm Khâm sai Bắc Bộ phủ, nhưng ông đều từ chối. Và ngay sau Cách mạng Tháng Tám, ông đã đứng về phía Việt Minh và đi theo Chính phủ Hồ Chí Minh. Ông từng được cử làm Chánh án Tòa án nhân dân Hà Nội, là Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội…

Tết năm 1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đích thân đến chúc tết gia đình cụ Hồ Đắc Điềm. Người con trai khác là bác sĩ Hồ Đắc Di được người đời mệnh danh là người thầy tiên phong với các công trình y học hiện đại, được hội đồng giáo sư người Pháp đánh giá cao, bầu chọn là vị giáo sư đầu tiên tại Việt Nam. Ông du học tại Pháp, tốt nghiệp Khoa y tại Trường đại học Tổng hợp Paris. Năm 1932, ông được bác sĩ Leroy des Barres mời về giảng dạy phụ sản tại Trường đại học Y – Dược thuộc Đại học Đông Dương ở Hà Nội. Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng, giao nhiều trọng trách lớn như: Tổng thanh tra Y tế, Hiệu trưởng Trường đại học Y Hà Nội (1954), Tổng Giám đốc Đại học vụ, Giám đốc Bệnh viện Đồn Thủy…

Hồ Thị Hạnh là cô gái út trong gia đình, học tại Trường Đồng Khánh (Huế), tinh thông chữ Pháp, chữ Hán, có vốn văn hóa phong phú cả Tây và Đông. Thời trẻ, bà rất ngưỡng mộ các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, tham gia Hội Từ thiện, Hội Nữ công, sáng lập viên Hội An Nam Phật học… Bà xuất gia, pháp danh là Thích Nữ Diệu Không và dần trở thành vị chân tu bậc thầy đứng đầu giới nữ tu Việt Nam, có đóng góp to lớn vào việc xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Sư bà có công sáng lập và trùng tu nhiều chùa Ni và tịnh viện khác tại Thừa Thiên Huế, dịch thuật kinh sách và viết bài cộng tác với nhiều tạp chí Phật giáo, sáng tác rất nhiều tập thơ văn khuyến tu và giáo dục phụ nữ, câu chuyện đạo lý.

Tiếp nối truyền thống hiếu học, rất nhiều bậc trí thức tân học của làng, bằng tâm huyết và tài năng của mình đã làm vẻ vang cho quê hương, đất nước như tiến sĩ Dược khoa Hồ Đắc Ân, giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ Hồ Đắc Di, tiến sĩ Luật khoa Hồ Đắc Điềm, sư bà Thích Nữ Diệu Không, nhà thơ Võ Quê... Sau năm 1975, việc học hành của con em làng An Truyền ngày càng được các gia đình, các dòng họ, các tổ chức đoàn thể trong làng, trong xã quan tâm và đầu tư thỏa đáng. Hội đồng hương An Truyền ở Thừa Thiên Huế, một trong những công việc có ý nghĩa lớn mà Hội đã làm cho làng là xây dựng “Quỹ khuyến học, khuyến tài”. Làng An Truyền cũng có hàng chục học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng, trong đó có rất nhiều em là thủ khoa, á khoa, là người giành được các giải thưởng lớn trong các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp huyện, cấp tỉnh trở lên.

Năm 2016, Hồ Đắc Thanh Chương, làng An Truyền đã trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia. Những ngày vinh danh con cháu có thành tích học tập trong làng là những ngày hội của các họ tộc, gia đình. Từ sáng sớm, tại sân đình làng đã rực rỡ cờ hoa và rộn ràng tiếng trống. Các già làng trong trang phục áo dài, khăn đóng, các vị khách từ tỉnh, từ huyện về, các bậc phụ huynh làm nghề buôn bán, cày cấy, lưới chài... không ai là không mừng vui, tự hào về kết quả học hành, thi cử của con em làng mình. Truyền thống hiếu học đến nay vẫn được giữ gìn, phát huy, là bản sắc văn hóa của cư dân An Truyền.

LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Ca ghép tim từ tạng hiến Quảng Ninh xuất viện

Ngày 24/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế tổ chức lễ ra viện cho bệnh nhân (BN) Phạm Q.T.. Đây là trường hợp ghép tim thứ 11 và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 10 tại đơn vị.

Ca ghép tim từ tạng hiến Quảng Ninh xuất viện
Return to top