ClockThứ Năm, 23/06/2016 09:43

Mùa hè ở đâu?

TTH - Mới cuối tháng 5, anh bạn đã đưa ảnh khoe kỳ nghỉ của các con. Anh than: “Thu xếp mãi, chỉ có mỗi mấy ngày đầu hè, phải tổ chức đi nghỉ cấp tốc để các cháu còn… đi học thêm”.

Anh làm ở Sở GD&ĐT, là thầy giáo dạy toán giỏi, vợ dạy văn. Vậy nhưng chớm hè, anh chị đã đăng ký cho con một trai lớp 7, gái lớp 11 đi học thêm cả văn lẫn toán và một số môn khác. Vậy nên dù hè, tủ sách mà cả thời sinh viên anh chiu chắt vào hè vẫn cứ im ỉm.

Một khóa học bơi ở hồ “mở” thuộc dự án phổ cập bơi năm 2016

Quả thật, khi nhà quản lý tìm mọi cách tạo cho học sinh một mùa hè ý nghĩa, trọn vẹn, thì một số thầy cô dạy thêm lại không ngần ngại lấy đi mùa hè của trẻ. Vậy nên, nếu muốn học sinh có mùa hè, xin những nhà quản lý hãy yêu cầu “đội quân” dạy thêm trong tầm quản lý đừng… mở lớp.

Hè về, bên cạnh sự vui mừng vì thấy con cái giảm áp lực học hành, các bậc phụ huynh lại băn khoăn lo lắng tìm các hoạt động lấp đầy khoảng trống gần ba tháng. Mặc dù chưa hè, các phương tiện truyền thông đã giới thiệu rất nhiều chương trình đa dạng và phong phú. Chọn cho được một sân chơi vui, bổ ích và thiết thực cho con không phải là chuyện dễ. Một khoá học bơi, hay hội hoạ, ca hát hay học đàn… đều có sau khoá học, chẳng mấy đứa trẻ có kiến thức về môn mình học Dù không muốn, nhiều người vẫn phải chấp nhận cho con làm bạn với điện thoại, iPad, máy chơi game hay ngồi trước màn hình tivi… Ở một mức độ nào đó, phụ huynh cảm thấy việc ngồi trong nhà chơi game có phần an toàn hơn là các hoạt động “bên ngoài cánh cửa”.

Nhớ về ngày hè trong tuổi thơ của mình, nhiều bậc cha mẹ không khỏi chạnh lòng. Xưa, ba tháng hè là 90 ngày vui chơi để có một ngày khai trường háo hức, là 90 ngày có những ngày về thăm ông bà nội ngoại, về đồng quê hay lên thành phố để chơi những trò chơi ngày thường không có. Hiện nay học sinh “mang tiếng” là được tận hưởng những điều kiện sống tốt hơn thế hệ cha mẹ, từ việc ăn uống đến học hành. Thế nhưng, riêng khoản vui chơi của các bé lại quá hạn chế.

Nhưng nếu không học thêm thì điều gì sẽ xảy ra khi sân chơi của trẻ từ nông thôn đến thành phố đều hết sức nghèo nàn và không ai quản lý. Những cái chết thương tâm đầu hè ở Vinh Thái và Phú Thượng (Phú Vang) vừa qua là một bài học quặn lòng về nhu cầu một mùa hè an toàn vui tươi cho các em.

Bài, ảnh: Hương Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

Sáng 10/4, tại Trạm Y tế phường Thuỷ Biều, TP. Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Arpan Global, Hoa Kỳ tổ chức ngày hội sức khoẻ (Health Fair) năm 2024.

Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ
Return to top