ClockThứ Ba, 26/10/2021 08:34

Nghiên cứu đề xuất hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non tư thục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất của Cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh về chính sách hỗ trợ đặc biệt cho người lao động và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục mầm non tư thục trong bối cảnh khó khăn do dịch COVID-19.

Thiệt thòi khi trẻ mầm non chưa đến lớpNgày mai (20/9) học sinh sẽ trở lại trườngĐáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dụcChưa tổ chức đến trường đối với bậc học mầm non, các bậc học còn lại học trực tuyếnNhiều kịch bản cho năm học mớiGiữ trẻ trong thời gian nghỉ hè: Tùy thỏa thuận giữa phụ huynh với nhà trường

Cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục mầm non tư thục

Cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh có Thư gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiến nghị các chính sách hỗ trợ đặc biệt cho người lao động và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục tư thục mầm non trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19.

Cụ thể, Cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục mầm non tư thục đáp ứng đủ Bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch trong trường học của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh được sớm hoạt động trở lại; hỗ trợ các gói vay tín dụng không lãi suất hoặc lãi suất ưu đãi với thời gian tối thiểu 24 tháng để doanh nghiệp trang trải các chi phí cơ bản; hỗ trợ giãn nợ, khoanh nợ đối với các khoản vay tín dụng cho doanh nghiệp; miễn giảm thuế và các chi phí điện, nước…

Đối với cán bộ, nhân viên giáo viên ngành mầm non tư thục, Cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị hỗ trợ ưu tiên tiêm vaccine cho giáo viên, cán bộ và nhân viên từ địa phương khác Thành phố Hồ Chí Minh quay trở lại trường làm việc; đồng thời đề xuất Chính phủ có gói hỗ trợ riêng dành cho giáo viên và công nhân viên làm việc trong ngành giáo dục; hỗ trợ giới thiệu việc làm cho các nhân viên, giáo viên thuộc doanh nghiệp giáo dục mầm non trong thời gian chờ trường học được mở cửa trở lại…

Xét kiến nghị trên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan: Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam nghiên cứu đề xuất những chính sách cụ thể, phù hợp và khả thi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo rà soát, nghiên cứu, đề xuất cụ thể; báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trước ngày 1/11/2021.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương

Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua 9 luật và 11 nghị quyết, quy định những nội dung rất quan trọng. Để gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả thì việc đưa luật vào cuộc sống đóng vai trò quan trọng. Xung quanh vấn đề này, Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu.

Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương

TIN MỚI

Return to top