ClockThứ Sáu, 22/11/2024 07:39

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

TTH - Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Phạm Đức Lương, cậu học trò đam mê lịch sử

 Các thành viên của “mái nhà” Trường THPT Thừa Lưu

Trường được thành lập từ năm 2002 theo Quyết định số 2114/QĐ-UBND ngày 20/8/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Do thành lập sau các Trường THPT An Lương Đông, THPT Phú Lộc, THPT Vinh Lộc nên Trường thu hút nhiều giáo viên trẻ vừa mới ra trường và giáo viên từ các trường trên địa bàn huyện đến lập nghiệp. Đây là môi trường thuận lợi để kết duyên cho các cặp đôi vợ chồng ở ngôi trường này.

Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Đình Tuấn vui vẻ cho chúng tôi biết: “Hiện nay, Trường đang có 15 cặp vợ chồng đang công tác tại trường trên tổng số 77 cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, chính tôi là một trong số đó. Hiện có 20 gia đình của thầy cô trong trường sinh sống ở ngay cạnh khuôn viên nhà trường, thuận tiện cho việc đi lại và giảng dạy học sinh. Các thầy cô trong trường luôn đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, từ ngày thành lập trường đến nay chưa từng có đơn thư hay khiếu nại, tố cáo. Là một cán bộ quản lý nhà trường tôi rất vui mừng và lấy tự hào về điều đó”.

Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường, sự đoàn kết của tập thể giáo viên, công tác vận động, xã hội hóa của nhà trường theo đó được thực hiện rất tốt. Hội phụ huynh học sinh, các mạnh thường quân, doanh nghiệp đóng trên địa bàn Chân Mây - Lăng Cô, chính quyền cấp xã có con em đang theo học luôn quan tâm đến hoạt động của nhà trường và thường xuyên đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất trường học cũng như trao học bổng, động viên khuyến khích cho các em học sinh.

Được sự quan tâm từ lãnh đạo tỉnh, trong thời gian qua, Trường được đầu tư xây dựng các phòng khối hành chính quản trị, phòng học bộ môn và nhà đa chức năng với tổng mức đầu tư 35,6 tỷ đồng. Theo lời của thầy Trần Văn Hùng, Bí thư Đoàn trường: “Nhà đa chức năng của trường THPT Thừa Lưu là một trong ba nhà đa chức năng đẹp nhất trên địa bàn toàn tỉnh”.

Hiện nay, Trường có 77 viên chức và người lao động, 3 viên chức lãnh đạo quản lý đã đạt trình độ trên chuẩn, 72 giáo viên đã đạt chuẩn và vượt chuẩn 16,6%, cùng với 2 hợp đồng lao động. Đội ngũ giáo viên đã đảm bảo về chất lượng, luôn không ngừng học tập, nâng cao trình độ, quan tâm hỗ trợ, giảng dạy học sinh với tinh thần đầy nhiệt huyết. Vì vậy, chất lượng giáo dục học sinh ngày càng được nâng cao. Toàn trường hiện có 1.428 học sinh với quy mô 34 lớp học. Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp, đại học, cao đẳng năm sau cao hơn năm trước. Năm học 2023 - 2024, Trường có 38 học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, đứng thứ 8/37 trường trên địa bàn toàn tỉnh. Đó là kết quả đáng ghi nhận của một trường THPT còn non trẻ với 22 năm thành lập, còn gặp nhiều khó khăn khi có 1/4 xã có học sinh theo học thuộc diện vùng bãi ngang ven biển đang được hưởng các chế độ hỗ trợ của Chính phủ.

Trao đổi với chúng tôi, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Đình Tuấn trăn trở khi sân trường, nhà xe học sinh và giáo viên thường xuyên ngập úng vào mùa mưa. Nhà trường rất mong chính quyền địa phương các cấp tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện để nâng cấp nhà xe, sân trường để Trường đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, đảm bảo tiêu chuẩn để xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bài, ảnh: Mộng Cầm
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

Thật ngạc nhiên và cảm động khi chứng kiến một lớp học không cần bảng đen, những giáo viên dạy trẻ khiếm thị chỉ bằng tiếng gõ lạch cạch, cái sờ tay và bằng cả trái tim yêu thương.

Chuyện về những giáo viên không cầm phấn
Trò đến lớp, thầy vui!

Bên cạnh dạy học, thầy cô giáo ở vùng cao A Lưới còn phụ trách thêm công tác vận động học sinh đến trường. Thấy học sinh nghỉ học dài ngày, có nguy cơ bỏ học, sau giờ dạy, giáo viên lại tìm đến nhà tìm hiểu, động viên, nhắc nhở. Niềm vui giản dị của các nhà giáo nơi đây là được thấy học sinh trở lại trường.

Trò đến lớp, thầy vui
Return to top