ClockThứ Năm, 05/11/2015 14:36

Nhà giáo Nhân dân Trần Thanh Đạm không còn nữa!

TTH - PGS.NGND.TRẦN THANH ĐẠM ra đi về cõi vĩnh hằng sáng ngày 02 tháng 11 năm 2015, tức ngày 21 tháng 9 năm Ất Mùi, hưởng thọ 84 tuổi, sau một cơn nhồi máu cơ tim, tại TP Hồ Chí Minh. Tin dữ làm cho hàng bao nhiêu thế hệ học trò, sinh viên, bạn bè đồng nghiệp, người hâm mộ vô cùng sửng sốt, đau buồn. Bản thân người viết bài này đã không cầm được nước mắt. Đối với tôi, anh xem như người anh, đã cùng nhau dạy học cấp 2 ở Trường trung học Kháng chiến Nguyễn Chí Diểu tại chiến khu đồng bằng thuộc xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong cuộc Kháng chiến chống Pháp, và sau đó dạy sinh viên Sư phạm tại Trường Sư phạm Trung cấp Trung ương Hà Nội. Thỉnh thoảng, hai anh em gọi điện thoại nói chuyện với nhau hàng giờ.

Nhà giáo Nhân dân Trần Thanh Đạm. Ảnh: tuoitre online

 Về cuộc đời của phó giáo sư, anh bảo hãy đọc bài thơ sau đây thì rõ:

“Thương nhớ mãi giọng mái nhì tuổi nhỏ,
Lại phải lòng câu quan họ Bắc Ninh,
Anh đâu biết có ngày mê vọng cổ,
Rôi mê em, mê điệu lý quê mình”
Anh lại nói thêm chi tiết: “Tôi sinh ra ở miền Trung, 18 tuổi tham gia kháng chiến, rồi ra miền Bắc, 43 tuổi trở về miền Nam, sống và làm việc cho đến ngày nay”... Và thật là không ngờ lời tiên đoán vô tình kia đã trở thành hiện thực hôm nay.
PGS Đạm sinh ngày 09 tháng 11 năm 1932 (Nhâm Thân) tại làng Phước Hưng, tổng An Cư nay là xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
PGS Trần Thanh Đạm mất đi, chúng ta mất đi một nhà giáo dạy văn học bậc đại học giỏi, một nhà giáo dục uyên thâm, luôn đòi hỏi cải cách. Phó Giáo sư còn là nhà thơ, nhà văn và mở rộng ra, một nhà lý luận văn học, một nhà phê bình văn nghệ. Phó Giáo sư đã đào tạo biết bao học trò trở thành nhà giáo ưu tú, nhà giáo Nhân dân, nhà lý luận văn học... Trong hai lĩnh vực giáo dục và văn học, phó giáo sư đã để lại cho đời biết bao công trình nghiên cứu, sách giáo khoa đại học, phổ thông, sách lý luận... Mới đây, một “Tuyển tập” dày 1150 trang, khổ 19x27, do “Trung tâm Nghiên cứu Quốc học” (Việt Nam) mà GSTS Mai Quốc Liên là giám đốc, đã được xuất bản quý 3 năm 2012. Phó giáo sư viết ở trang đầu: “Đối với tôi, giáo dục và văn học là hai vòng nguỵệt quế của Tổ quốc Việt Nam và hai nguồn tin yêu và hạnh phúc của cuộc đời tôi”. Nay anh đă ra đi rồi nhưng chúng còn ở lại đó và mãi mãi, với hình ành tươi vui của Anh , không xa rời chúng tôi.
Anh Đạm ơi! Mới năm ngoái chúng ta khóc trước sự ra đi của anh Nguyễn Phúc Lương! Giờ đây chỉ còn lại các anh Nguyễn Kỳ, Phan Hữu Dật, Trần Bá Hoành, Nguyễn Hữu Quỳnh ở Hà Nội, và tôi, Thân Trọng Ninh, ở Huế là thầy dạy Trường trung học Kháng chiến Nguyễn Chí Diểu. Nay Anh bỏ mấy anh em tôi và học sinh của Anh ở lại, thật là đau đớn vô cùng! Khóc Anh trước sự chia ly bất ngờ, nhưng làm sao mà cưỡng được luật tạo hóa. Cầu chúc Anh yên nghỉ ngàn thu bên cạnh người bạn đường yêu quý, cô giáo Phạm Thị Hảo... Còn với các cháu Thanh Thanh, Phương Phương, Uyên Uyên và tang quyến, cộng đồng thầy trò Trường trung học Kháng chiến Nguyễn Chí Diểu xin chia sẻ tiếc thương trước mất mát không có gì bù đắp được trước sự ra đi của người cha, người ông yêu quý!
Vĩnh biệt Phó giáo sư NGND Trần Thanh Đạm!

 

NGƯT Thân Trọng Ninh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Chuyện nghề của những cô giáo mầm non

Làm cô giáo mầm non, cái nghề “sớm con muộn chồng” ấy trải qua biết bao câu chuyện buồn vui. Thật sự yêu nghề, mến trẻ bằng tất cả cái tâm sáng trong của một người mẹ thì các cô mới có thể làm tròn sứ mệnh của mình.

Chuyện nghề của những cô giáo mầm non
Return to top