ClockThứ Năm, 03/11/2022 14:10

Nhà khoa học Việt tìm ra chất ức chế tế bào ung thư máu từ gạo

Tạp chí Cancers công bố công trình nghiên cứu của nhóm Giáo sư-Tiến sỹ Trần Đăng Xuân, Đại học Hiroshima, chứng minh hợp chất được tinh chế từ vỏ trấu có tác dụng ức chế tế bào ung thư.

10 nhà khoa học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng hàng đầu thế giớiCập nhật và chia sẻ các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học sức khỏeTiến sĩ Nguyễn Việt Hùng có tên trong nhóm cố vấn khoa học mới của WHO

Giáo sư-Tiến sỹ Trần Đăng Xuân (bên phải) và nghiên cứu viên tại Phòng thí nghiệm sinh lý, thực vật và hóa sinh. (Nguồn: Đại học Hiroshima)

Nhóm nghiên cứu của Giáo sư-Tiến sỹ Trần Đăng Xuân thuộc Đại học Hiroshima đã chứng minh hợp chất chiết xuất từ lúa gạo có tác dụng ức chế tế bào ung thư và an toàn với tế bào thường.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Cancers chuyên nghiên cứu về ung thư vào tháng 10/2022.

Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên các nhà khoa học đã làm rõ cơ chế tiêu diệt tế bào ung thư của hợp chất được tinh chế từ vỏ trấu là Momilactones A (MA) và Momilactones B (MB) thông qua cơ chế điều hòa các protein liên quan (p-38, BCL-2, và caspase-3).

Ngoài ra, momilactone có thể ngăn chặn chu kỳ tế bào tại pha G2 (giai đoạn tổng hợp tất cả những gì cần thiết cho phân bào) bằng cách kích hoạt protein p-38 và ức chế hoạt động của phức hợp CDK1 và cyclin B1

Việc phát hiện đặc tính của momilactone gây độc tế bào để chống lại tế bào ung thư được kỳ vọng là tiền đề cho các nghiên cứu và phát triển của các loại thuốc điều trị ung thư hiệu quả dựa trên hợp chất này trong tương lai.

Tiến sỹ Nguyên Văn Quân, Đại học Hiroshima, cho biết nhóm nghiên cứu đã làm rõ hơn về cơ hoạt động của MA, MB làm tăng quá trình hủy và kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt với một hàm lượng tương đương gây chết tế bào ung thư, hợp chất này hoàn toàn an toàn với tế bào thường.

Một số nghiên cứu trên thế giới trước đây đã từng chỉ ra tiềm năng chống ung thư của momilactones; tuy nhiên, cơ chế hoạt động gây độc tế bào chưa được xem xét kỹ lưỡng. Các nghiên cứu chuyên sâu về hợp chất này rất ít do hợp chất này rất khó phân lập, tinh chế và giá thành rất đắt.

Phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Đại học Hiroshima do Giáo sư Trần Đăng Xuân đứng đầu là một trong số ít các phòng thí nghiệm trên thế giới có thể tinh chế momilactones từ các nguồn tự nhiên như lúa gạo.

Trong công bố hồi tháng 1/2019, nhóm tìm thấy và phân lập thành công 600mg MA và MB từ 30kg vỏ trấu.

Giáo sư Trần Đăng Xuân cho biết nhiều công ty dược trong và ngoài Nhật Bản đang cùng nhóm nghiên cứu phát triển tách chiết MA và MB theo quy trình công nghiệp, cũng như nghiên cứu lâm sàng để phát triển các loại thuốc tăng cường hệ miễn dịch, kháng ung thư, tiểu đường, mỹ phẩm.

Giáo sư Trần Đăng Xuân cũng cho biết nhiều giống lúa tại Việt Nam đã cho kết quả bước đầu chứa hàm lượng MA và MB khá cao. Việc lai tạo các giống lúa mang hoạt tính y dược cao sẽ góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt Nam.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

Sáng 21/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội thảo tổng kết khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2019-2024 và xây dựng chiến lược phát triển nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, ĐHH.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao
Kết nối, chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Đó là nội dung của hội nghị do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Sở KH&CN tổ chức, giới thiệu và chuyển giao đến các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vào chiều 9/12.

Kết nối, chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top