ClockThứ Năm, 23/07/2020 14:36

Nhân rộng mô hình “khuyến nghề”

TTH - Cùng với khuyến học và khuyến tài, hoạt động khuyến nghề được khuyến khích ở Thừa Thiên Huế.

Khuyến học đi cùng khuyến nghềXúc tiến quảng bá sản phẩm làng nghề

Nghề mộc Mỹ Xuyên (Phong Hòa, Phong Điền) cần được đào tạo bài bản và công phu

Dòng họ cùng vào cuộc

Hoạt động đáng ghi nhận của Ban Khuyến học Dòng họ Văn ở xã Quảng Thái (Quảng Điền) gần đây là động viên con em trong họ tham gia các đợt tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi, nấu ăn, ngành nghề… được tổ chức tại nhà văn hóa xã và các nhà cộng đồng thôn để nắm bắt kiến thức nhằm áp dụng vào thực tiễn đời sống, lao động và giải quyết việc làm cho gia đình.

100% gia đình thuộc dòng họ Văn cũng thường xuyên sinh hoạt các câu lạc bộ đoàn thể, học tập qua đài báo… để học cách làm kinh tế. Qua học tập, dòng họ Văn đã nổi lên có các mô hình làm ăn tiêu biểu, như trồng mướp trên rú cát của ông Văn Sà và Văn Thanh Lâm; nuôi vịt đồng của ông Văn Banh; chăn nuôi gia súc của ông Văn Lợi và Văn Mỹ; trang trại của các ông Văn Đức Quang và Văn Đức Tuấn.

Dòng học Nguyễn Văn ở xã Lộc Bổn (Phú Lộc) lại có cách làm khuyến nghề giàu tính nhân văn. Đối với các cháu bậc trung học trong họ, do hoàn cảnh khó khăn quá không tiếp tục học chữ được, dòng họ tìm hiểu để hướng nghiệp chuyển sang học nghề. Từ năm 2016 đến nay, có hơn 20 con em trong dòng họ Nguyễn Văn ở xã Lộc Bổn hoàn thành các khóa học nghề và đang lao động trong nước cũng như đi xuất khẩu lao động có thu nhập đều đặn, đóng góp cải thiện đời sống gia đình. Còn những con cháu muốn khởi nghiệp sớm, những người thành đạt trong họ nhiệt tình hướng dẫn, cho vay vốn với lãi suất 0% để tự tin bước vào đời.

Điểm nhấn Trung tâm Học tập cộng đồng

Giai đoạn 2016 - 2019, các trung tâm học tập cộng đồng của 11 xã và thị trấn thuộc huyện Quảng Điền có giáo viên tăng phái, hằng năm đã tổ chức tập huấn cho hơn 9.000 lượt người tham dự với các chuyên đề về chuyển giao khoa học kỹ thuật, chăn nuôi, trồng trọt, thủ công nghiệp… Đồng thời, giảng dạy tiếp tục sau khi biết chữ tại 7 xã, với 7 lớp và đã phối hợp với các cơ quan chức năng đào tạo nghề ngắn hạn cho 581 người và có 234 người có nghề mới.

Xã Phong Hòa (Phong Điền) có làng cổ Phước Tích và 2 làng nghề nổi tiếng là mộc mỹ nghệ điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên và gốm Phước Tích. Thời gian qua, giúp Nhân dân duy trì và phát triển nghề truyền thống, Trung tâm Học tập cộng đồng xã phối hợp với cơ quan cấp trên mở 3 lớp đào tạo nghề mộc mỹ nghệ, điêu khắc gỗ cho 127 học viên; đồng thời, mở 3 lớp tập huấn về kỹ năng, hình thức quảng bá sản phẩm cho các hộ sản xuất mộc mỹ nghệ, điêu khắc ở làng nghề Mỹ Xuyên. Trung tâm cũng mở 2 lớp đào tạo nghề gốm cho người dân Phước Tích với 36 học viên.

Một vài suy nghĩ

Sự nhập cuộc dòng họ tuy mới mẻ nhưng nếu được khuyến khích kịp thời, sẽ là hướng đi hiệu quả trong khuyến nghề. Không chỉ vận động viên, các dòng họ còn có khả năng huy động nguồn lực tạo điều kiện cho con em trong họ được học nghề, nâng cao kiến thức và kỹ năng để có thể khởi nghiệp, chuyển nghề hay đầu tư phát triển kinh tế.

Vai trò của Trung tâm Học tập cộng đồng được khẳng định khi có sự phối hợp và hỗ trợ của Hội Khuyến học địa phương. Trường hợp của Phong Hòa là ví dụ. Hội Khuyến học Phong Hòa đã phân công 2 thành viên Chủ tịch và Phó Chủ tịch hội tham gia Ban Giám đốc, làm giám đốc và phó giám đốc, cùng với 1 giáo viên được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phong Điền biệt phái đã góp phần củng cố và kiện toàn bộ máy tổ chức của Trung tâm Học tập cộng đồng xã; qua đó, tổ chức tốt các hoạt động khuyến học, khuyến tài và khuyến nghề.

Đối tượng hướng tới của khuyến nghề chủ yếu là người lớn tuổi. Theo ông Nguyễn Văn Mễ, Chủ tịch Hội Khuyến học Thừa Thiên Huế, đặc thù lớn nhất trong việc học của người lớn tuổi là họ đều đã kinh qua nhiều trải nghiệm. Bởi vậy, họ muốn nội dung học (bồi dưỡng) phải gắn với thực tiễn công việc, có thể ứng dụng ngay trong hoạt động hàng ngày hoặc những dự định thực thi trong tương lai gần. Do đó, các lớp khuyến nghề cho người lớn tuổi cần chú trọng nội dung này mới đem lại hiệu quả.

Bài, ảnh: An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Chạy để sẻ chia

Đó là chủ đề giải “Chạy vì sức khoẻ cộng đồng - Thủy Dương Jogging 2024” do UBND P. Thuỷ Dương (TX. Hương Thủy) tổ chức diễn ra sáng 18/4. Hoạt động nhằm gây quỹ khuyến học, chung tay xây dựng xã hội học tập.

Chạy để sẻ chia
Return to top