ClockThứ Hai, 04/05/2020 14:44

Nhiều địa phương vẫn chưa tổ chức học bán trú cho trẻ mầm non, tiểu học

TTH.VN - Sau thời gian giãn cách xã hội, sáng 4/5, học sinh Thừa Thiên Huế đồng loạt đến lớp. Khối tiểu học có 81.138 (tỷ lệ 97,86 %) và mầm non có 32.327 (51,4 %) học sinh đi học trở lại. Nhiều địa phương vẫn chưa tổ chức bán trú trong ngày học đầu tiên.

Trên 158.700 học sinh mầm non, tiểu học đến trườngChuẩn bị điều kiện an toàn đón sinh viên đi học trở lạiTrên 95% học sinh trở lại trường

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra tình hình học sinh đi học trở lại ở TP Huế.

Một số phụ huynh cho rằng sau thời gian nghỉ, trẻ đã ghi nhớ và tập thành thói quen đeo khẩu trang, ho phải che miệng, rửa tay thường xuyên, cộng với tình hình dịch bệnh tiến triển tốt, nên trẻ đến trường vào đầu tháng 5 là khả thi. Chị Nguyễn Ngọc Yến (TP. Huế), có con học mầm non, cho rằng: Chúng tôi không biết gửi trẻ cho ai khi đều đi làm cả ngày và khá yên tâm với công tác chuẩn bị phòng, chống dịch ở các trường nên muốn cho con học bán trú.

Tán đồng việc học sinh đi học trở lại, song phụ huynh vẫn còn âu lo về quy định hạn chế tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh, khoảng cách giữa các em là 1,5 m có được áp dụng với bậc mầm non hay không? Phòng ốc cho trẻ bán trú ở lại trưa cũng như an toàn thực phẩm cho trẻ cũng là vấn đề phụ huynh quan tâm.

Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, phụ huynh ở TX Hương Thủy, vẫn chưa muốn con gái học lớp 3 học bán trú. Chị Quỳnh cho rằng, phải đến khi công bố hết dịch, mới an tâm cho con ở lại buổi trưa. Bà mẹ này giải thích, học sinh tiểu học còn nhỏ tuổi, chưa thể đảm bảo thực hiện đúng các biện pháp phòng chống lây nhiễm khi ở trường. Trong khi việc học online, theo chị, đang ở mức chấp nhận được nên học sinh tiểu học có thể học buổi chiều ở nhà.

Học sinh Trường tiểu học Vĩnh Ninh sử dụng nước rửa tay khô trước khi vào lớp 

Tương tự, nhiều phụ huynh  có con học mầm non  vẫn  xin cho con nghỉ thêm một thời gian vì  trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cô phải bế bồng, cho ăn uống, vệ sinh... Tất cả đều cần tiếp xúc nên họ không mấy an tâm trong việc phòng chống dịch bệnh.

Hiện, TP. Huế tổ chức bán trú cho học sinh mầm non và tiểu học căn cứ trên cơ sở ý kiến thống nhất của hiệu trưởng các trường mầm non và tiểu học nhằm đảm bảo nội dung của chương trình cũng như đáp ứng nhu cầu gửi con của phụ huynh. Riêng nhiều huyện, thị xã vẫn chưa tổ chức học bán trú và dự kiến trong vài ngày đến sẽ lấy ý kiến rộng rãi của các bậc phụ huynh mới quyết định chính thức việc bán trú cho trẻ ở bậc mầm non và tiểu học.

Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: Các cháu mầm non đến trường phải thực hiện bán trú, nếu sáng phụ huynh đưa đến trường đến trưa đón về thì không ổn. Thế nên, một số địa phương chưa đảm bảo được môi trường thật sự an toàn nên tạm thời chưa cho trẻ mầm non đi học. Tuy nhiên, các địa phương tổ chức học bán trú phải có sự cam kết thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch COVID -19 và đảm bảo vệ sinh thực phẩm đối với các trường có tổ chức bán trú cho học sinh.

Về vấn đề đảm bảo an toàn cho học sinh khoảng cách ngồi 1,5m và sỉ số giới hạn chia 20 em/lớp là khó thực hiện. Cái khó ở đây chính là cơ sở vật chất, là phòng học. Quy hoạch xây dựng trường không ai xây thừa phòng thừa lớp; cũng không thể lấy phòng thí nghiệm, phòng thực hành để kê bàn ghế vào học cho đúng an toàn cách ly, ông Tân cho biết thêm.

Tin, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện nghề của những cô giáo mầm non

Làm cô giáo mầm non, cái nghề “sớm con muộn chồng” ấy trải qua biết bao câu chuyện buồn vui. Thật sự yêu nghề, mến trẻ bằng tất cả cái tâm sáng trong của một người mẹ thì các cô mới có thể làm tròn sứ mệnh của mình.

Chuyện nghề của những cô giáo mầm non
Trò đến lớp, thầy vui!

Bên cạnh dạy học, thầy cô giáo ở vùng cao A Lưới còn phụ trách thêm công tác vận động học sinh đến trường. Thấy học sinh nghỉ học dài ngày, có nguy cơ bỏ học, sau giờ dạy, giáo viên lại tìm đến nhà tìm hiểu, động viên, nhắc nhở. Niềm vui giản dị của các nhà giáo nơi đây là được thấy học sinh trở lại trường.

Trò đến lớp, thầy vui
Hơn 16.000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024

Được phát động từ tháng 4 đến nay, cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 thu hút 16.358 bài dự thi đến từ 120 trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tham gia.

Hơn 16 000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024
Chăm lo lưu học sinh Lào

Là trường cao đẳng duy nhất trên địa bàn tỉnh đào tạo và cấp chứng chỉ năng lực tiếng Việt cho lưu học sinh (LHS) Lào, Trường Cao đẳng Huế đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ vừa nâng cao chất lượng đào tạo, vừa tích cực chăm lo cho LHS.

Chăm lo lưu học sinh Lào

TIN MỚI

Return to top