ClockChủ Nhật, 07/06/2015 07:40

Những điểm cần lưu ý để làm tốt bài thi môn vẽ

TTH - Ngành Kiến trúc là một trong những ngành có thí sinh thi vào khá đông trong những năm gần đây. Đi cùng mùa thi kỳ này giới thiệu những lưu ý và lời khuyên của TS.KTS. Trần Đình Hiếu, Trưởng Khoa Kiến trúc, Trường đại học Khoa học Huế để giúp thí sinh làm tốt bài thi môn vẽ mỹ thuật.

Môn Vẽ mỹ thuật gồm vẽ mỹ thuật 1 và vẽ mỹ thuật 2. Môn vẽ mỹ thuật 1 cơ cấu điểm vẫn là 6, vẽ mỹ thuật 2: 4 điểm, tức không thay đổi so với năm trước. Năm nay thi vào ngành kiến trúc của Trường ĐH Khoa học Huế ngoài tổ hợp 1 gồm: toán, lý, vẽ mỹ thuật còn có thêm tổ hợp môn thi mới gồm: toán, văn, vẽ mỹ thuật. Môn toán vẫn giữ hệ số 1,5; còn môn vẽ mỹ thuật hệ số 2 (năm ngoái 1,5). Việc tăng hệ số này nhằm tạo ra điểm đầu vào lớn hơn cho ngành kiến trúc để ngành này hấp dẫn hơn.

Thí sinh thi môn vẽ (ảnh mang tính minh hoạ) Ảnh: Ngọc Hà
Để làm tốt bài thi môn vẽ mỹ thuật đòi hỏi thí sinh phải có những kỹ năng và chú ý những điểm gì thưa ông?
Vẽ mỹ thuật 1 sẽ vẽ mẫu vật như mọi năm. Môn này nếu thí sinh luyện nhiều, có kỹ năng đánh bóng, bố cục tốt thì khả năng làm bài sẽ tốt. Với môn này, các em thường phải luyện từ nửa năm đến 1 năm để nắm được các kỹ thuật cơ bản về mỹ thuật và phải học thể hiện bóng đối với tất cả các chất liệu liên quan trang trí và xây dựng như: sành, sứ, gỗ, nhựa,... Về đánh bóng, vì chỉ có hai màu đen - trắng nên cảm nhận về màu sắc và sắc độ đậm - nhạt - trung gian là cực kỳ quan trọng và phải kết hợp sao cho tốt nhất.
 
Đối với vẽ mỹ thuật 2 đòi hỏi thiết kế mỹ thuật nhiều hơn và khả năng tư duy về kiến trúc, xây dựng và nghệ thuật bố cục. Có những năm đề ra về hình kỷ hà, nhiều em tỏ ra rất bỡ ngỡ, có em biết đường kỷ hà nhưng hình kỷ hà thì không biết. Do vậy, bài thi vẽ mỹ thuật 2 đòi hỏi các em phải nắm rõ kiến thức cơ bản về mỹ thuật ở phổ thông. Tuy nhiên, có thể một số trường không dạy đầy đủ nên các em không nắm bắt được. Vì thế để làm tốt bài thi vẽ mỹ thuật 2 các em cần phải tìm hiểu cách trang trí và các vấn đề trang trí trong kiến trúc, xây dựng; nắm bắt được các cụm từ/khái niệm về không gian.
Thông thường trong bài thi các năm trước, đặc biệt là đối với bài thi vẽ mỹ thuật 2 là bài thi thể hiện em có tư duy về kiến trúc hay không. Vẽ mỹ thuật 2 đòi hỏi các em phải vẽ theo yêu cầu đề ra, đúng kích thước, tuy nhiên các em cần lưu ý vẽ sao vẫn ra hình đúng như thực nhưng phải có tính mỹ thuật trong đó.
Những lỗi thí sinh dễ mắc phải trong bài thi môn vẽ mỹ thuật là gì?
Đa phần các em lạc đề nhiều ở vẽ mỹ thuật 2 vì đọc không kỹ đề. Một số em do không hiểu các khái niệm, như đường kỷ hà, hình kỷ hà, đường diềm,... là gì nên lúng túng, vẽ lung tung. Vì vậy các em phải tìm hiểu các chi tiết, hoạ tiết trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng,... Qua các năm đi chấm thi, tôi thấy rằng một số em không biết gì và kỹ năng vẽ mỹ thuật 2 yếu, mà trong thi vào ngành kiến trúc, bài thi vẽ mỹ thuật 2 là khá quan trọng tuy điểm thấp hơn so với vẽ mỹ thuật 1, nhưng bài thi này lại thể hiện khả năng tư duy và điều này sẽ quyết định có được chọn hay không. Còn vẽ mỹ thuật 1, nếu luyện vẽ nhiều là có thể làm tốt.
Một số điểm cần lưu ý nữa là, trong bài thi vẽ mỹ thuật 1 tỉ lệ là rất quan trọng nên các em phải xác định bố cục hình của mình cho đúng tờ giấy thi; tỉ lệ hình vẽ của mình trong tờ giấy phải cân đối. Muốn vậy, các em luôn phải so sánh hình ở trong bài thi của mình với mẫu chuẩn của đề ra sao cho tương xứng.
Về đánh bóng, phải đánh bóng gọn gàng, sạch sẽ. Không giống như vẽ mỹ thuật bình thường, trong kiến trúc, sắc cạnh là quan trọng. Phải có nét sắc cạnh, vẽ đúng kỹ thuật và tỉ lệ tương quan giữa các mẫu vật hợp lý. Bài đẹp là bài có hồn, thể hiện tinh thần của người vẽ.
Lời khuyên của ông đối với các thí sinh trong việc sử dụng thời gian làm bài sao cho hợp lý?
Thời gian làm bài vẽ mỹ thuật 1 là 3 tiếng, vẽ mỹ thuật 2 là 1 tiếng. Các em nên tận dụng hết thời gian của mình. Bố cục, dựng hình rất quan trọng nên phải chỉnh sửa từ đầu. Bóng là khâu cuối cùng, bóng không hoàn thiện thì vẫn được chứ không sao, quan trọng là dựng hình của mình có chuẩn hay không, nếu chuẩn thì dù đánh bóng chưa xong, bài thi vẫn đẹp. Việc dùng các sắc độ để phân biệt các mẫu vật là cực kỳ quan trọng.
Xin cảm ơn ông!
Thanh Vân (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng hóa hoạt động thể thao cho học sinh hệ 9+

Song song với việc truyền đạt kiến thức theo chương trình giảng dạy văn hóa bậc trung học phổ thông và chương trình đào tạo trung cấp đối với học sinh tốt nghiệp THCS (hệ 9+), các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm phát triển hoạt động thể dục - thể thao. Qua đó, đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe, giúp các em có được thể trạng tốt nhất để hướng đến thành tích cao trong học tập.

Đa dạng hóa hoạt động thể thao cho học sinh hệ 9+
Ý tưởng sáng tạo từ tình yêu các dòng sông xứ Huế

Sinh ra và lớn lên ở Huế, Nguyễn Đình Nhật Nguyên luôn có tình yêu tha thiết với vùng đất quê hương. Từ niềm trăn trở khi chứng kiến các dòng sông ở Huế thơ mộng nhưng lượng bèo lục bình nổi trôi trên mặt sông đã làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, Nguyên đã cùng nhóm bạn bắt tay thực hiện dự án mang tên A.N Paper – Sản xuất giấy từ bèo lục bình.

Ý tưởng sáng tạo từ tình yêu các dòng sông xứ Huế
NGÀNH NGHỆ THUẬT ĐẶC THÙ:
Lận đận tuyển sinh

Dù việc tuyển sinh những năm gần đây có tín hiệu tích cực, nhưng một số ngành đặc thù liên quan đến văn hóa nghệ thuật vẫn rơi vào tình cảnh khó tìm học sinh, sinh viên. Đó là điều mà Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật (TCVHNT) Thừa Thiên Huế đang phải đối mặt.

Lận đận tuyển sinh

TIN MỚI

Return to top