ClockThứ Tư, 21/10/2015 17:41

Nỗi lo thiếu và xuống cấp trường học

TTH - Những năm qua, ngành giáo dục TP Huế đầu tư hàng trăm tỉ đồng xây dựng mới trường học ở nhiều phường trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện vẫn còn không ít trường học đang trong tình trạng xuống cấp, thiếu phòng.
Các phòng học cũ xuống cấp ở Trường tiểu học Thủy Xuân – Quang Phong 

Vừa xuống cấp, vừa thiếu phòng

Tại Trường tiểu học Thủy Xuân, bên cạnh dãy lớp học mới vừa được đầu tư giai đoạn 1, ngay chính giữa sân trường là dãy 8 phòng học được xây dựng từ thập niên 60, nay đã xuống cấp nhưng vẫn được sử dụng làm phòng học và phòng chức năng cho học sinh. Hơn một nửa số phòng ở đây bị hư hỏng. Vách tường của một số phòng bị nứt, nước mưa từ mấy ngày trước vẫn thấm rỉ theo các khe nứt chảy xuống nền nhà.

Những năm gần đây, do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh trên địa bàn phường Thủy Xuân nên số lượng học sinh ngày càng tăng, trung bình mỗi năm tăng một lớp, trong khi số phòng học thì không tăng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dạy, học của thầy và trò nhà trường. “Mặc dù được công nhận đạt chuẩn quốc gia từ năm 2012, nhưng đến nay nhà trường mới chỉ đáp ứng được 76% nhu cầu học 2 buổi/ngày, vẫn còn 4/17 lớp học 1 buổi/ngày. Dự báo năm học 2016 - 2017, tỷ lệ này sẽ còn giảm do số lượng học sinh tiếp tục tăng. Thầy và trò nhà trường đang mong mỏi cấp trên quan tâm đẩy nhanh tiến độ xây dựng giai đoạn 2 để đáp ứng nhu cầu học tập của các em”, ông Mến bày tỏ.

Không chỉ Trường tiểu học Thủy Xuân, hiện trên địa bàn TP Huế vẫn còn khá nhiều trường đang trong tình trạng xuống cấp và thiếu phòng học, đặc biệt là tại các phường vùng ven. Điều này khiến cho nhiều trường gặp khó khăn trong việc đạt chuẩn và tỷ lệ các trường học hai buổi/ngày còn thấp. Đơn cử như Trường tiểu học An Đông, 10 năm nay học sinh phải học trong cơ sở cũ thuộc di tích Văn Thánh, tỷ lệ học 2 buổi/ngày rất thấp, chỉ chiếm 23%; Trường tiểu học Phước Vĩnh chiếm 52%; Tiểu học Trường An, Vỹ Dạ 62%... Do thiếu phòng học, tỷ lệ học sinh tại mỗi lớp cũng tăng lên, các trường tiểu học, như Vỹ Dạ, Lê Lợi, Trường An... đều trên 40 học sinh/lớp (mức cho phép 35 học sinh/lớp). Một số trường điểm ở khu vực trung tâm thành phố tình trạng xuống cấp cũng đáng báo động khi các phòng học quá cũ, lâu năm, ngày như các trường có tiếng ở Huế như Tiểu học Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Quang Trung... cũng đang sử dụng nhiều phòng học được xây trên trên 50 năm. 

Tiếp tục đầu tư

Ông Lâm Thủy - Phó Trưởng phòng GD-ĐT thành phố cho biết: “Những năm qua, ngành rất quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất trường học. Nhiều phòng học của các trường được xây mới, chỉnh trang sạch sẽ.  Tuy vậy, hiện nay cơ sở vật chất trường học trên địa bàn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, nhiều học sinh vẫn đang học trong những phòng học xuống cấp. Tiêu chí học 2 buổi ngày của khối tiểu học cũng chỉ đáp ứng được 88%”.

Hằng năm, phòng đều yêu cầu các trường lập báo cáo về cơ sở vật chất để nắm tình hình. Đối với những hư hỏng nhỏ thì các trường sẽ dùng kinh phí chi thường xuyên để tu sửa, còn đối với những hư hỏng lớn, cần làm mới thì sẽ yêu cầu nhà trường lập dự toán rồi lên kế hoạch trình UBND thành phố đầu tư. Năm học 2015 - 2016, ngành giáo dục  thành phố đưa 21 phòng học mới vào sử dụng với kinh phí hơn 10 tỷ đồng bao gồm: Trường tiểu học Huyền Trân với 6 phòng học, Mầm non An Đông 9 phòng và Mầm non Hương Lưu 6 phòng. Một số dự án cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện như: 10 phòng học của Trường THCS Nguyễn Hoàng, 20 phòng học của Trường THCS Đặng Văn Ngữ, khu hiệu bộ của Trường tiểu học An Cựu... Ngành cũng đã quan tâm đầu tư nâng cấp nhiều hạng mục công trình tại nhiều trường với kinh phí 7,7 tỷ đồng. Ngoài ra, trong chương trình kiên cố hóa trường học, tới đây, TP sẽ có nhiều dự án nâng cấp và xây dựng mới trường học như: Dự án Trường tiểu học Lý Thường Kiệt được phê duyệt; 6 phòng học Trường mầm non An Hòa, 4 phòng học Trường mầm non Phước Vĩnh, dự kiến khởi công vào cuối năm nay. Phòng cũng đang trình UBND TP phê duyệt một số dự án khác như: dự án xây dựng 6 phòng học 3 tầng tại Trường tiểu học Vỹ Dạ, 12 phòng học tại Trường tiểu học Tây Lộc...

Theo kế hoạch, những năm tới, thành phố sẽ tiếp tục đầu tư nâng cao cơ sở vật chất cho các trường, nhất là các trường vùng ven còn nhiều khó khăn (Năm 2016, dự kiến có thêm 9 dự án đầu tư) để phấn đấu đến năm 2018, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt 100%. Việc quan tâm đầu tư hoàn thiện về cơ sở vật chất sẽ giúp các trường nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện, tạo sự đồng đều giữa các trường, qua đó, hạn chế tâm lý chạy vào trường tốt, tạo ra tình trạng trái tuyến nhiều như hiện nay.

Quang Phong – Cẩm Nhung
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giúp sinh viên có kỹ năng viết CV và phỏng vấn hiệu quả

Ngày 24/4, Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo – Đại học Huế phối hợp với Trường Du lịch – Đại học Huế tổ chức TalkShow “Chinh phục nhà tuyển dụng: Viết CV và phỏng vấn tìm việc” cho hơn 200 sinh viên Trường Du lịch.

Giúp sinh viên có kỹ năng viết CV và phỏng vấn hiệu quả
Khánh thành điểm trường Trịnh Công Sơn

Sáng 24/4, UBND huyện Nam Đông phối hợp với gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức lễ khánh thành điểm trường Trịnh Công Sơn. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đã đến dự.

Khánh thành điểm trường Trịnh Công Sơn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top