ClockThứ Tư, 23/09/2015 19:02

Nữ sinh Pa Kô năng động

TTH - Sinh ra trong gia đình không mấy khá giả ở vùng cao A Lưới, nhưng Hồ Thị Thái Linh (sinh năm 1996) lại mang trong mình đam mê hoạt động các phong trào thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ và cái tâm hướng thiện.

Năng động

Chúng tôi gặp Thái Linh khi em đang chuẩn bị tham gia đội múa cho một chương trình đoàn. Buổi chiều nhiều công việc, từ tập luyện bóng đá đến hoạt động múa nhưng khi đặt vấn đề, Thái Linh vẫn cố gắng dành thời gian gặp chúng tôi. Ngoài giọng nói đặc trưng và dễ thương của người Pa Kô, Thái Linh có làn da “không ăn nắng”, dịu dàng, nhanh nhẹn, nhiệt tình và rất thân thiện. “Em có 2 điều lạ, thứ nhất là nhiều người bảo em giống y hệt người Kinh trong khi gia đình em 100% là người Pa Kô. Thứ hai, em là một cô gái khác thường khi vừa thích múa nhưng cũng đam mê đá bóng.”, Linh chia sẻ.
Thái Linh trong chương trình tiếp sức đến trường kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua
Sinh ra ở xã vùng cao Hồng Quảng, quanh năm với nương rẫy nhưng điều đặc biệt là bố mẹ luôn quan tâm đến sở thích của em. Thuận lợi từ phía gia đình giúp Thái Linh sớm bộc lộ năng khiếu từ nhỏ. Bước vào học ở Trường tiểu học Hồng Quảng, bất kỳ chương trình văn nghệ hay phong trào thể dục thể thao nào, em đều đăng ký tham gia. Giữ niềm đam mê tận đến bây giờ, khi trở thành cô sinh viên năm thứ 2 ngành giáo dục tiểu học, Trường cao đẳng Sư phạm Huế, Thái Linh tích cực tham gia hoạt động múa cho các chương trình của Tỉnh đoàn, câu lạc bộ thanh niên xung kích, câu lạc bộ múa của trường, chương trình mùa hè xanh, tiếp sức đến trường, các giải bóng đá và nhiều hoạt động khác.
Khi còn là học sinh tiểu học, Thái Linh từng lập kỷ lục của huyện khi tâng (the) cầu một chân được hơn 800 cái trong 3 lần. Năm lớp 9, em trở thành thiếu nhi xuất sắc trong phong trào hoạt động đội. Cũng thời gian này, Thái Linh nhận được 2 huy chương bạc, 2 huy chương đồng khi đại diện cho tỉnh và huyện tham gia đá bóng ở nhiều giải bóng đá trong và ngoài tỉnh. Nữ sinh này cũng vinh dự nhận được danh hiệu Miss bóng đá Đại học Huế tổ chức tháng 5 vừa qua.
Biết nghĩ đến người khác
Cô gái Pa Kô tâm sự, ở Hồng Quảng nói riêng và A Lưới nói chung, chuyện bỏ học dường như chẳng còn xa lạ, một phần vì sức học các bạn hạn chế nhưng phần còn lại vì suy nghĩ học nhiều cũng chẳng được gì. Thái Linh nhấn mạnh, quan điểm của em khác với các bạn đó, bởi lẽ học tập không chỉ giúp em tạo dựng con đường lập thân sau này, mà còn giúp em có thêm kiến thức.
với Thái Linh, giúp người khác chính là niềm vui lớn nhất của em. “Từ khi em biết nhận thức, thấy được khó khăn của bản thân và bà con bản làng, em đã nảy sinh suy nghĩ muốn giúp đỡ người khác”. Bắt đầu với việc hướng dẫn những đứa trẻ trong xóm học, khi bước vào giảng đường cao đẳng, Thái Linh nhanh chóng đăng ký tham gia các hoạt động tình nguyện và xin gia nhập câu lạc bộ thanh niên xung kích.
Nói về ước mơ, Thái Linh nhẹ nhàng gắn sự nghiệp của mình vào tương lai của những người nghèo khổ: “Mặc dù em chưa giúp được cho xã hội nhiều nhưng em muốn tham gia công tác xã hội. Sau này ra trường, hy vọng em sẽ được may mắn trở thành giáo viên của địa phương để động viên các em nhỏ ở A Lưới cố gắng học tập, thay đổi cuộc đời chính mình và đời sống của người dân vùng cao”.
Lê Hữu Phúc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Chuyện nghề của những cô giáo mầm non

Làm cô giáo mầm non, cái nghề “sớm con muộn chồng” ấy trải qua biết bao câu chuyện buồn vui. Thật sự yêu nghề, mến trẻ bằng tất cả cái tâm sáng trong của một người mẹ thì các cô mới có thể làm tròn sứ mệnh của mình.

Chuyện nghề của những cô giáo mầm non
Return to top