ClockThứ Năm, 12/11/2015 17:45

Tập huấn trực tuyến về công tác tư tưởng - văn hoá, văn nghệ

TTH - Ngày 12/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn trực tuyến về công tác tư tưởng - văn hoá, văn nghệ cho cán bộ phụ trách công tác tư tưởng - văn hoá, văn nghệ của các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp và trường dự bị đại học dân tộc Trung ương năm 2015.

Lớp tập huấn được tổ chức tại 3 điểm cầu: Trường đại học Hà Nội (miền Bắc), Đại học Huế (miền Trung) và Trường đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh (miền Nam). Điểm cầu Đại học Huế do TS.Trương Quý Tùng, Phó Giám đốc Đại học Huế chủ trì.

Công tác giáo dục toàn diện trong đó có công tác tư tưởng và phong trào văn hoá, văn nghệ cho học sinh sinh viên còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế do trình độ không đồng đều, sự khác nhau về kinh tế - văn hoá, phong tục tập quán, nhất là ở vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số. Lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng xây dựng kế hoạch, tổ chức chương trình hoạt động văn hoá văn nghệ và giáo dục tư tưởng cho học sinh sinh viên; trao đổi, cập nhật kiến thức cần thiết, chủ động phát huy tính sáng tạo, năng động để tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ phù hợp với hoạt động của nhà trường.

Ngọc Hà
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Chuyện nghề của những cô giáo mầm non

Làm cô giáo mầm non, cái nghề “sớm con muộn chồng” ấy trải qua biết bao câu chuyện buồn vui. Thật sự yêu nghề, mến trẻ bằng tất cả cái tâm sáng trong của một người mẹ thì các cô mới có thể làm tròn sứ mệnh của mình.

Chuyện nghề của những cô giáo mầm non

TIN MỚI

Return to top