ClockThứ Tư, 25/12/2024 08:38

Thầy và trò cùng nỗ lực

TTH - Cùng vượt qua khó khăn để có những bước tiến trong nâng cao chất lượng dạy và học, cán bộ và giáo viên Trường THCS Vinh Thanh (huyện Phú Vang) còn giúp học trò biết chia sẻ yêu thương bằng những việc làm thiết thực, giàu ý nghĩa.

Yêu thương & tâm huyếtẤm áp tình thầy tròTrò đến lớp, thầy vui!

Những chiếc xe đạp của mạnh thường quân được trao cho học trò khó khăn, hiếu học 

Đó là nhận xét của ông Võ Văn Thịnh, Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Phú Vang. Ông Thịnh ghi nhận, thật đáng trân quý khi một trường học trên địa bàn xa xôi của huyện và còn khó khăn, nhưng trong kỳ thi học sinh giỏi khối lớp 9 mới đây, đã giành được 39 giải, đứng đầu toàn huyện.

Năm học 2023 - 2024, chất lượng mũi nhọn của trường đạt thành tích rất cao; thi học sinh giỏi cấp huyện đoạt 63 giải; trong đó, có 2 giải Nhất môn tiếng Anh (khối 7, 8), 2 giải Nhì (môn toán khối 8 và môn vật lý khối 9), 10 giải Ba (gồm các môn toán, ngữ văn, tiếng Anh, vật lý)…, xếp vị trí thứ 2 toàn đoàn.

Học sinh Trường THCS Vinh Thanh giành 4 giải học sinh giỏi cấp tỉnh các môn toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý với nhiều giải cao; tham gia thi IOE cấp tỉnh đoạt 2 giải Ba và 3 giải Khuyến khích; thi IOE cấp quốc gia đoạt 1 Huy chương Bạc… Tham gia Hội khỏe Phù Đổng các cấp, học sinh nhà trường cũng đoạt được thành tích cao; thi cờ vua xếp vị thứ nhất toàn đoàn; thi điền kinh xếp nhì toàn đoàn, đoạt huy chương Vàng môn bóng đá nam cấp huyện; đoạt 7 huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh…

Thầy giáo Mai Văn Phước, Hiệu trưởng Trường THCS Vinh Thanh cho biết: Để có những bước tiến trong nâng cao chất lượng dạy và học nói chung và nâng cao chất lượng mũi nhọn, trong những năm qua, giáo viên nhà trường đã nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đến nay tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 100%; có 1 giáo viên trên chuẩn.

“Bên cạnh nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền đạt, các thầy, cô giáo đã dồn biết bao tâm huyết cho học trò. Những tiết bồi dưỡng học sinh giỏi của trường được thực hiện trong những ngày thứ Bảy, Chủ nhật. Có những giáo viên nhà ở Phú Thượng (TP. Huế) như thầy giáo Nguyễn Văn Định, thầy giáo Trần Thanh Trung… vẫn không quản nắng, mưa, cùng chiếc xe máy vượt chặng đường lên, về 50 - 60 cây số để đồng hành cùng học trò. Tâm huyết đó của thầy, cô giáo là động lực để các em càng cố gắng học tập. Các em trong đội tuyển học sinh giỏi của huyện đi thi cấp tỉnh, cũng không quản khó khăn, vượt chặng đường xa xôi, đến xã Phú Mỹ để học tập” - thầy giáo Mai Văn Phước chia sẻ.

Nhiều cựu học sinh trưởng thành từ Trường THCS Vinh Thanh và các mạnh thường quân trân quý sự nỗ lực của cả thầy và trò, luôn ủng hộ bằng sự đóng góp thường xuyên để nhà trường có nguồn kinh phí hỗ trợ những em có hoàn cảnh khó khăn, hiếu học, có điều kiện học tập, hoặc thưởng “nóng” khi các em đoạt giải để lan tỏa sự khích lệ. Số tiền nhà trường kết nối được mỗi năm có khi trên dưới 50 triệu đồng.

Trao yêu thương từ mạnh thường quân đến học trò, cán bộ, giáo viên nhà trường cũng giáo dục các em biết chia sẻ yêu thương, điển hình là tham gia hiệu quả phong trào “Nghìn việc tốt”. Năm học 2023 - 2024, học sinh nhà trường đã cùng thầy, cô giáo đóng góp hơn 5 triệu đồng để hỗ trợ cho bố của một bạn học khối lớp 6, bị bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh khó khăn; đóng góp ủng hộ cho trẻ em khuyết tật gần 6 triệu đồng; tặng hàng chục suất quà cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. 

“Các em còn được tổ chức đi thăm, tặng quà cho những gia đình chính sách, tham gia chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn xã Vinh Thanh để học tập và thực hành lòng biết ơn. Các em cũng tham gia trồng, chăm sóc cây, hoa và cải tạo lại bồn hoa trong khuôn viên sân trường, tạo cảnh quan sân trường luôn xanh, sạch, đẹp. Đó là cách để học sinh biết yêu lao động, có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội” - thầy giáo Mai Xuân Phước bày tỏ.

Bài, ảnh: Minh Đức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Thành công từ sự nỗ lực

Sau dịch COVID-19, chị Trần Thị Hà (sinh năm 1976, hội viên phụ nữ tổ dân phố 6, Phú Bài, TX. Hương Thủy) thất nghiệp. Cũng đã có tuổi, không việc làm, chị Hà đứng trước vô vàn khó khăn và những mối lo về gánh nặng kinh tế gia đình. Được sự động viên của người thân và sự giúp đỡ của hội liên hiệp phụ nữ các cấp, chị Hà đã mạnh dạn vay vốn để mở gia trại chăn nuôi và trồng cây ăn quả.

Thành công từ sự nỗ lực
Nỗ lực xóa hết hộ nghèo

Sau khi triển khai rà soát hộ nghèo vào cuối năm 2023, phường Phường Đúc (TP. Huế) còn 2 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,07%. Thực hiện mục tiêu "sạch" hộ nghèo, từ đầu năm đến nay chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đã triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững (GNBV). Đến cuối tháng 11/2024, Phường Đúc trở thành địa phương không có hộ nghèo của thành phố.

Nỗ lực xóa hết hộ nghèo
Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm

Không trông chờ vào những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, huyện Phong Điền đã xóa được nhà tạm cho nhiều hộ nghèo ở địa phương.

Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm
Return to top