ClockThứ Sáu, 19/08/2022 06:45

Thiếu cơ sở vật chất trong chương trình giáo dục thường xuyên

TTH - Năm học 2022-2023, chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp trung học phổ thông (THPT) được thực hiện đối với lớp 10. Tuy nhiên, các địa phương gặp khó khăn khi thiếu cơ sở vật chất, trang, thiết bị để đổi mới chương trình dạy học.

Ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên mới cấp Trung học phổ thôngGiáo dục truyền thống, bồi đắp lý tưởng

Linh hoạt theo nhiều hình thức phù hợp

Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT nhằm cụ thể hóa mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THPT đối với GDTX, giúp học viên làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống, có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích và năng lực...

Chương trình bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc; các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp; các chuyên đề học tập lựa chọn; các môn học và hoạt động giáo dục tự chọn. Cụ thể, gồm 7 môn học, trong đó có ngữ văn, toán, lịch sử là 3 môn học bắt buộc và 4 môn học lựa chọn trong số các môn học địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, công nghệ. Ngoài ra, còn có các môn học, hoạt động tự chọn gồm ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số, nội dung giáo dục địa phương...

Chương trình GDTX cấp THPT được tổ chức linh hoạt theo các hình thức: tập trung, vừa làm vừa học để phù hợp đặc điểm, nguyện vọng của người học, điều kiện dạy học của các địa phương; khuyến khích các địa phương tổ chức các hình thức dạy học kết hợp giữa dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Một trong những thuận lợi của chương trình GDTX cấp THPT, tỉnh phê duyệt giáo trình, SGK sớm nên các đơn vị chủ động chọn sách và giáo viên được tập huấn khá kỹ, đảm bảo các quy trình. Các cơ sở giáo dục thuộc hệ GDTX của tỉnh cũng đang nằm trong guồng chuẩn bị các điều kiện triển khai CTGDPT 2018 đối với lớp 10 trong năm học 2022 - 2023.

Theo chia sẻ của ông Bùi Quang Quyền, Giám đốc Trung tâm GDTX - Hướng nghiệp Hương Thủy, lãnh đạo đơn vị đã có sự lường trước được những khó khăn, vướng mắc sẽ gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018. Toàn huyện có 204 học sinh lớp 10 học chương trình GDTX tại các trường nghề. Dẫu có một số bộ môn mới được lựa chọn bắt buộc, song thuận lợi là  đội ngũ giáo viên dạy nghề phổ thông ở các trường khá hùng hậu nên đáp ứng được. Đa số học sinh ở hệ này đều chọn các khối xã hội, nên trước mắt đơn vị không quá lo lắng trong việc đầu tư các thiết bị, máy móc phục vụ giảng dạy.

Thiếu trang, thiết bị, cơ sở vật chất

Hầu hết các đơn vị đều có sự tương đồng về những khó khăn, vướng mắc, nhất là về đội ngũ và cơ sở vật chất, thiết bị chưa đáp ứng kịp; thiếu kinh phí đầu tư các phòng bộ môn theo quy chuẩn; việc tư vấn cho học sinh, phụ huynh lựa chọn tổ hợp môn, môn tự chọn, SGK... gặp khó vì năm đầu triển khai chương trình GDPT mới. Một số đơn vị có cơ sở vật chất cũ, chắp vá, xuống cấp; hệ thống trang thiết bị dạy học lạc hậu, thiếu thốn, thiếu đồng bộ… không đủ điều kiện dạy học theo mục tiêu đổi mới giáo dục. Về vấn đề sách giáo khoa, ở một số huyện các môn đã có sách, song, sách chuyên đề hiện vẫn thiếu. Thế nên, nhiều trung tâm GDNN chọn sách giống các trường THPT công lập trên địa bàn để thuận tiện cho các em trong việc trao đổi.

Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX huyện Phú Lộc Nguyễn Đức Lợi cho biết: Hiện, trung tâm mới tuyển được 36 học sinh, dự kiến sẽ tuyển thêm đợt 2 nâng tổng số  60 học sinh/2 lớp theo chỉ tiêu. Đây là năm đầu tiên đổi mới chương trình mới nên trung tâm phải đầu tư, mua sắm trang, thiết bị mới kèm theo như bộ quy định. Trong khi, đơn vị ở 2 cơ sở lẻ cách xa nhau 20km, phải thuê cơ sở, nên khó khăn trong quá trình vận chuyển cũng như thiếu kinh phí để đầu tư trang, thiết bị theo thông tư mới quy định.

Bà Cao Đăng Ngọc Phượng, Trưởng phòng GDNN&GDTX cho biết: Các cơ sở GDTX cũng xác định tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chuẩn bị cho việc thực hiện Chương trình GDTX cấp THPT. Đồng thời, khuyến khích tinh thần tự học, tự bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên GDTX để phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù. Cùng với đó, huy động các giải pháp tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo, thực hiện các chương trình GDTX hiện hành và chương trình GDTX mới chất lượng và hiệu quả.

Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới

Trong 2 ngày 19-20/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến về công tác chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non (GDMN), tham vấn quy trình thí điểm, các biểu mẫu báo cáo kết quả thí điểm chương trình GDMN. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới
Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

TIN MỚI

Return to top