ClockChủ Nhật, 31/03/2019 07:39

70% cử nhân công nghệ thông tin phải đào tạo lại

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã tổ chức buổi tọa đàm phát triển nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) - truyền thông trình độ cao gắn kết cơ sở giáo dục ĐH - doanh nghiệp (DN).

Tư vấn chương trình cử nhân Quốc tế ngành Công nghệ thông tinChàng cử nhân công nghệ thông tin đam mê nhiếp ảnh

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi với các doanh nghiệp công nghệ tại buổi tọa đàm ngày 30-3

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, hiện nay có khoảng 235 trường ĐH, trong đó có 50 trường đào tạo CNTT, hằng năm có khoảng 50.000 sinh viên ra trường. 

Tuy nhiên, số lượng so với nhu cầu phát triển DN CNTT còn chưa tương xứng, nhất là theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến 2020 có 1 triệu DN khởi nghiệp, trong đó rất ưu tiên ngành CNTT. Thêm vào đó, chất lượng ngành này cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Qua khảo sát, trong số 50.000 cử nhân CNTT ra trường chỉ có 30% làm việc được ngay, có việc làm đúng nghề, 70% phải đào tạo lại. Các trường thiết kế chương trình đào tạo suốt đời, thay đổi phương thức đào tạo, giảm bớt hàn lâm, tăng cường đưa sinh viên đi thực tập, "nhúng mình" vào các DN CNTT.

Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh cạnh tranh trong thời đại 4.0 là cạnh tranh về nhân lực. Nước nào có nguồn nhân lực tốt, đáp ứng nhanh với thay đổi của công nghệ, dùng công nghệ để giải quyết tốt các bài toán của nước mình, của nhân loại thì nước đó sẽ thắng trong cạnh tranh. Vì vậy, nhân lực sẽ là lợi thế nếu nước ta giải quyết tốt bài toán cung - cầu nhân lực giữa nhà trường và thị trường.

Theo NLĐ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

TIN MỚI

Return to top