ClockThứ Bảy, 12/05/2018 10:30

73 sinh viên tham gia cuộc thi “Buisiness Innovation Hackathon”

TTH.VN - Sáng 12/5, Đại học Huế (ĐHH) phối hợp với Tổ chức Đại học Pháp Ngữ (AUF) tổ chức cuộc thi “Buisiness Innovation Hackathon” năm 2018.

“Khởi nghiệp chỉ thất bại khi bỏ cuộc”Đại học Huế tổ chức "talk show" về khởi nghiệpKhởi động cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” năm 2018“Thắp lửa” cho sinh viên khởi nghiệp“Khởi nghiệp chỉ thất bại khi bỏ cuộc”Đại học Huế tổ chức "talk show" về khởi nghiệp“Thắp lửa” cho sinh viên khởi nghiệpKhởi động cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” năm 2018

 

PGS. TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc Đại học Huế bấm nút kích hoạt thời gian bắt đầu cuộc thi

Đây là sự kiện tiếp nối sau hoạt động đào tạo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho 35 sinh viên ĐHH trong tháng 3 năm 2018, là hoạt động lần đầu tiên được tổ chức tại ĐHH, thu hút sự tham gia của 15 nhóm với tổng cộng 73 sinh viên đến từ 7 trường đại học thành viên, nhằm mục tiêu tạo ra các giải pháp ở phiên bản mẫu trên giấy, những giải pháp này có thể được các nhóm phát triển sau đó hoặc thậm chí được ươm tạo để có thể triển khai trên thực tế sau khi kết thúc cuộc thi.

Cuộc thi gồm 6 chủ đề: Giáo dục; Du lịch; Sản phẩm thân thiện môi trường; Khai thác tài nguyên bản địa; Sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng liên quan đến thực phẩm sạch; Giao thông đô thị. Các nhóm sẽ chọn một trong các chủ đề BTC đưa ra và cùng nhau làm việc trong suốt 12 giờ đồng hồ (từ 8 giờ sáng đến 20 giờ tối) để hoàn thành bài thi.

Các nhóm có 12 giờ đồng hồ để lên ý tưởng và hoàn thành bài thi

“Buisiness Innovation Hackathon” đòi hỏi các tiêu chí: đổi mới sáng tạo, thị trường, kỹ năng nhân rộng mô hình kinh doanh, dễ/đơn giản, rào cản, nhu cầu vốn, tinh thần làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình (đối với 5 nhóm lọt vào vòng chung kết).

PGS. TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc ĐHH, chia sẻ: “Cuộc thi diễn ra trong thời gian ngắn nên đòi hỏi các ý tưởng nhanh, nhạy bén, khuyến khích đưa ra các giải pháp tối ưu. Đây là cơ hội để các em phát huy lợi thế đa ngành đa lĩnh vực, bởi trong mỗi nhóm có sinh viên của nhiều trường.”

Tin, ảnh: Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Nhật Quyên với “Trường học ‘không tường’”

Tại giải thưởng Kiến trúc Xanh sinh viên năm 2024 – SGA 2024, Khoa Kiến trúc, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế vinh dự có 2/19 đồ án được trao giải. Đồ án tốt nghiệp “OTT – Trường học ‘không tường’ – Không gian trải nghiệm hành trình xanh” của sinh viên Nguyễn Hoàng Nhật Quyên (sinh năm 2001) nhận được nhiều sự khen ngợi từ ban giám khảo và giành giải Nhì toàn quốc.

Nhật Quyên với “Trường học ‘không tường’”
Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa

Ngày 1/11, hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 25 khai mạc với chủ đề “Từ khoa học đến chính sách và thực tiễn”. Hội nghị có sự tham dự của UVTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Nguyễn Thanh Bình; ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế; PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Chủ tịch hội Nhi khoa Việt Nam; PGS.TS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc sở y tế cùng hàng trăm bác sĩ, chuyên gia trong ngoài nước, nhà quản lý, hội viên Hội Nhi khoa Việt Nam…

Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa

TIN MỚI

Return to top