ClockThứ Năm, 10/06/2021 09:25

Ba đại học của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng khu vực Châu Á năm 2021

Tạp chí Times Higher Education vừa công bố về Bảng xếp hạng các đại học khu vực châu Á năm 2021 (THE Asia University Rankings 2021) cho thấy ĐHQG TPHCM, ĐHQG Hà Nội và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vào bảng các trường danh tiếng.

4 trường đại học Việt Nam vào Bảng xếp hạng quốc tế THE Impact RankingsBa trường đại học Việt Nam lọt TOP trường tốt nhất các nền kinh tế mới nổiBước tiến của Đại học Huế trên bảng xếp hạng quốc tế

ĐHQG TPHCM đứng đầu trong ba đại học lọt top bảng xếp hạng

Năm 2021, có 551 cơ sở giáo dục thuộc 30 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực Châu Á được THE xếp hạng, trong khi năm 2020 chỉ có 500 trường. Trong ba đại học được xếp hạng, ĐHQG TPHCM có điểm cao nhất về tiêu chí Thu nhập từ chuyển giao tri thức và công nghệ và triển vọng quốc tế.

Tiêu chí triển vọng quốc tế của THE bao gồm tỷ lệ sinh viên quốc tế/sinh viên trong nước, tỷ lệ giảng viên quốc tế/giảng viên trong nước và hợp tác quốc tế. Tiêu chí này cho thấy khả năng thu hút được sinh viên đại học, sau đại học và giảng viên từ khắp nơi trên thế giới là chìa khóa dẫn đến thành công của trường trong việc củng cố vị thế quốc tế.

Tiêu chí thu nhập từ chuyển giao tri thức được THE xem là nhiệm vụ cốt lõi của một cơ sở giáo dục toàn cầu đương đại. Ở tiêu chí này, THE xem xét mức độ doanh nghiệp sẵn sàng chi trả cho nghiên cứu và khả năng của các trường đại học khi thu hút đầu tư trong thị trường thương mại.

Vị trí của các đại học Việt Nam trong bảng xếp hạng

Để thực hiện và công bố Bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2021, THE đã sử dụng bộ tiêu chí gồm 13 chỉ số thuộc 5 nhóm giảng dạy (30%), nghiên cứu (30%), chỉ số trích dẫn (30%), thu nhập từ chuyển giao tri thức và công nghệ (7,5%) và triển vọng quốc tế (7,5%). Với cách đánh giá như vậy, những cơ sở giáo dục đại học không phải là đại học nghiên cứu hoặc không mạnh về nghiên cứu khó có thể có mặt trong bảng xếp hạng này.

Kết quả xếp hạng năm 2021, top 5 đại học đứng đầu là Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), thứ 2 là Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), thứ 3 là Đại học Quốc gia Singapore, thứ 4 là Đại học Hong Kong (Trung Quốc), thứ 5 là Đại học Kỹ thuật Nanyang (Singapore).

Theo Tiền phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Return to top