ClockThứ Tư, 02/11/2022 06:29

Bạo lực học đường & những giải pháp

TTH - Bạo lực học đường vẫn luôn là trăn trở của các nhà giáo dục, các nhà trường, là mối quan tâm của cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Nhiều hội thảo, nhiều sáng kiến, nhiều biện pháp áp dụng…, thế nhưng tình trạng bạo lực học đường vẫn diễn ra.

Phiên toà giả định phòng chống bạo lực học đườngTừ bạo lực học đường, nghĩ về trường học hạnh phúc

Hoạt động thể dục thể thao, các câu lạc bộ... giúp học sinh có sân chơi lành mạnh và gắn kết với nhau hơn. Ảnh: MC

 

Hai câu chuyện

Dưới đây là lời chia sẻ của chị Trần Nguyễn Bảo Diễm, phường Vỹ Dạ (TP. Huế) có con mới vào lớp 1. Để biết tình hình con đi học ra sao, sau mỗi lần đón con tan học chị Bảo Diễm thường hỏi: “Hôm nay con đi học có vui không?”. Cũng câu hỏi này, một hôm chị thực sự lo ngại khi nghe cậu bé kể lại với gương mặt đầy lo lắng: “Hôm nay, bạn T. rủ con lên tầng 2 đánh bạn ở lớp khác nhưng con không đi. Con nói bạn coi chừng công an bắt”. Khi hỏi tại sao bạn T. lại đánh bạn thì cháu bảo: “Con hỏi mà bạn nói ghét cái thằng đó nên đánh cho hắn biết mặt!”. Ngay ở tiểu học, học sinh đã bắt đầu có những suy nghĩ đơn giản “rủ đi đánh nhau”, mà không ý thức được đó là việc không được làm.

Rõ ràng, mới bước chân vào lớp 1 nên khoan hãy đổ lỗi cho nhà trường. Ở đây, giáo dục gia đình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, dạy bảo con cái biết cách ứng xử phù hợp, những điều nên làm, không nên làm, không được làm… Giải thích cho con lý do tại sao nên, không nên và không được làm để dần hình thành ý thức và hành vi ứng xử phù hợp cho con. Không ít bố mẹ cho con chơi những trò chơi bạo lực, xem phim bạo lực, lạm dụng điện thoại thông minh, iPad để giữ chân con… Nhiều bố mẹ ham lo công việc, lo kiếm tiền không dành thời gian cho con cái, giao phó việc giáo dục, dạy bảo trẻ cho nhà trường, cho thầy cô chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm không thể thay thế vai trò của bố mẹ. Nhà trường có chức năng, nhiệm vụ giáo dục nhưng không thể làm thay chức năng, nhiệm vụ của bố mẹ học sinh.

“Cháu bị bắt nạt ngay từ khi học cấp 2, vào thời gian này, cháu thực sự lo lắng, chán nản, không muốn đến trường… ” - đó là lời tâm sự của một học sinh sau khi vào trường trung học phổ thông. Đối với học sinh trung học, đây là lứa tuổi dậy thì, tâm sinh lý chưa ổn định, hay thích thể hiện bản thân nhưng lại thiếu hiểu biết và thiếu chín chắn trong suy nghĩ và hành động nên rất dễ nảy sinh mâu thuẫn với bạn bè. Khi mâu thuẫn xảy ra, các em lại không có kỹ năng giải quyết vấn đề. Thiếu nhận thức và hiểu biết pháp luật nên dẫn đến việc lựa chọn hình thức giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột bằng bạo lực. Bạo lực không chỉ bằng hành vi mà nó còn bằng thái độ lạnh nhạt, thờ ơ, bằng ngôn ngữ "chat" với lời lẽ nhục mạ; bằng việc bè nhóm tẩy chay, nói xấu bạn...

Mô hình hay

Cô giáo Phan Thị Hương Giang, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tri Phương (TP. Huế) khẳng định, lâu nay trường không có tình trạng bạo lực học đường. Cô Giang cho biết, trường đã có nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng bạo lực bằng cách: “tuyên truyền, nhắc nhở học sinh vào giờ chào cờ, giờ sinh hoạt, ngoại khóa. Đặc biệt, nhà trường đã tổ chức các hoạt động tập thể, các câu lạc bộ... để giúp học sinh có sân chơi lành mạnh và gắn kết với nhau hơn”.

Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Hà, Phó Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Huệ (TP. Huế) cho rằng: “Để giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường trước hết trong nhà trường cần giáo dục cho học sinh ý thức tôn trọng pháp luật, nội quy nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục các em; tích hợp lồng ghép nội dung phòng chống bạo lực học đường trong dạy học môn Giáo dục công dân, trong giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ… Đồng thời, cần có những hình thức xử lý nghiêm khắc đối với học sinh vi phạm”.

Ở Trường THPT Hai Bà Trưng (TP. Huế), ngay từ đầu mỗi năm học, nhà trường đã tổ chức tuần sinh hoạt công dân với những chuyên đề thiết thực, như: nội quy, nền nếp học sinh; điều lệ trường trung học phổ thông; phòng, chống bạo lực học đường; phòng, chống tệ nạn xã hội; văn hóa ứng xử... góp phần giúp học sinh hình thành nên những kỹ năng sống cần thiết. Điều quan trọng hơn là giúp các em xác định được điều gì nên làm, được làm và bị cấm làm trong môi trường trường học.

Nhà trường mà đại diện là giáo viên chủ nhiệm lớp phải luôn phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc theo dõi, giám sát quá trình học tập và rèn luyện của các con. Trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể, như Đoàn thanh niên, Đội tự quản, Ban giám thị, Ban tư vấn tâm lý học sinh, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý, theo dõi, giám sát học sinh; định hướng, giúp đỡ học sinh khi các em cần.

Đồng thời, nhà trường cần xây dựng môi trường trường học thân thiện, phải tổ chức nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh để học sinh gắn kết với nhau hơn. Ngoài những chuyên đề trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, nhà trường cần tổ chức thêm các hoạt động như tọa đàm hoặc nói chuyện chuyên đề cho học sinh về lòng biết ơn, về sự khoan dung, nhân ái…; tổ chức những hoạt động thiết thực để các em thực hành lòng biết ơn, sự quan tâm sẻ chia, như: “thanh niên tình nguyện”, “hiến máu nhân đạo”, “đền ơn, đáp nghĩa", “ủng hộ người nghèo”...

Bằng tình thương và trách nhiệm của người lớn, bằng sự gắn kết và yêu thương, lối sống tích cực và ứng xử có văn hóa… sẽ giúp học sinh nhận thức được bản thân, ý thức được hành vi, điều chỉnh thái độ và hành động thì tự khắc bạo lực học đường sẽ không còn đất để nung nấu.

Nguyễn Thị Hoa Phượng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo

Là địa phương nằm ở vùng ven thành phố, số hộ nghèo trên địa bàn phường Hương Vinh (TP. Huế) khá đông. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), bằng nhiều cách làm và đa dạng các giải pháp giảm nghèo, đến cuối tháng 11/2024, toàn phường chỉ còn 10 hộ nghèo, vượt 400% so với chỉ tiêu thành phố giao.

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 13/11, tại Nhà thi đấu huyện Phong Điền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên toàn tỉnh với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới".

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Thông tin doanh nghiệp:
Vận Chuyển Xuyên Biên Giới: Giải Pháp Kết Nối Kinh Tế Toàn Cầu Và Những Thách Thức Cần Giải Quyết

Vận chuyển xuyên biên giới đã trở thành yếu tố quan trọng giúp kết nối thị trường quốc tế, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp. Việc xây dựng chiến lược vận chuyển phù hợp giúp tăng sức cạnh tranh trong nền kinh tế số hiện đại. Trong bài viết này, hãy cùng EFEX tìm hiểu fulfillment là gì và làm sao để tận dụng tối đa dịch vụ này trong quá trình vận chuyển xuyên biên giới.

Vận Chuyển Xuyên Biên Giới Giải Pháp Kết Nối Kinh Tế Toàn Cầu Và Những Thách Thức Cần Giải Quyết
Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường (7/11):
Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường

Trong một báo cáo được công bố nhân Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường, bao gồm cả bắt nạt trên mạng, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, cứ 3 học sinh thì có gần 1 học sinh trên toàn thế giới đã bị gây tổn hại về thể chất ít nhất 1 lần trong năm.

Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường
Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12: Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu

Trong bối cảnh dân số thế giới di chuyển không ngừng và nhanh chóng đến các thành phố, giải pháp để đảm bảo môi trường đô thị bền vững và an toàn cho người dân sẽ là một trong những nội dung được tập trung giải quyết tại Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12. Sự kiện đang được tổ chức từ ngày 4 - 8/11 tại Thủ đô Cairo, Ai Cập.

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12 Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu
Return to top