ClockThứ Năm, 19/05/2022 13:30

“Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ 1: Khung cửa hẹp & những bất ngờ

TTH - Cũng như cả nước, Thừa Thiên Huế đang đứng trước thực trạng cung vượt xa cầu nên tuyển dụng và thuyên chuyển giáo viên luôn là câu chuyện “biết rồi nói mãi”.

Cần minh bạch trong thuyên chuyển giáo viên hằng nămĐiều chuyển giáo viên dựa theo các tiêu chí

Giáo viên sẽ yên tâm công tác nếu được dạy tại các trường gần nhà

Hai vòng xét tuyển

Nghe kể, rằng thời còn bao cấp, cũng như bao ngành nghề khác, sinh viên sư phạm ra trường đều được phân nhiệm sở. Dạy ở đâu hay trường nào thì nguyện vọng cá nhân chỉ là để tham khảo, còn quyết định là ở tổ chức. Cũng bởi vậy mà giáo viên tỏa khắp mọi nơi, lên rừng và xuống biển, nơi nào cần là có mặt. Thừa Thiên Huế tự hào là nơi xuất khẩu “nghề thầy giáo”. Tất nhiên, không phải ai cũng thỏa mãn với nhiệm sở được giao, nhưng thời ấy rất rõ ràng, không chấp hành phân công là chống lệnh và cái giá phải trả đôi khi... phải bỏ nghề.

Thời bao cấp trôi qua, cử nhân tự lo xin việc. Và, cũng từ đó ra đời hình thức xét tuyển. Sinh viên ra trường nộp đơn vào cơ quan giáo dục, rồi chờ đợi gọi đi dạy học. Và, khi mà “cung lớn hơn cầu” cũng là lúc các cơ quan quản lý giáo dục đương nhiên phải thực hiện xét tuyển, chọn một vài giáo viên từ nhiều suất ứng tuyển.

Giờ học thực hành tin học ở Trường THPT Hai Bà Trưng

Mới đây, đọc Quyết định số 7541/QĐ - UBND của UBND thị xã Hương Thủy về tuyển dụng viên chức ngành giáo dục và đào tạo năm 2021, tôi được biết hình thức xét tuyển qua 2 vòng. Vòng 1 là kiểm tra hồ sơ người dự tuyển. Vòng 2 là phỏng vấn. Điểm phỏng vấn phải đạt từ 50/100 điểm trở lên, cộng với điểm ưu tiên là căn cứ để xét trúng tuyển theo thứ tự từ trên xuống. Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn.

Khác biệt nhỏ khi cũng qua 2 vòng, nhưng khác với Hương Thủy là sau khi lọt qua vòng 1, thí sinh ở huyện vùng cao Nam Đông bước qua vòng 2 thi nghiệp vụ kiểm tra kiến thức và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, thay vì phỏng vấn là hình thức thi viết trong 180 phút.

Khó hơn thi đại học

Tháng 1/2022, lần đầu tiên TP. Huế tổ chức thi tuyển giáo viên. Hội đồng thi tuyển tiếp nhận 322 hồ sơ đăng ký dự thi để tuyển chọn 149 giáo viên. Cũng là thi tuyển qua 2 vòng thi. Vòng1, thi trắc nghiệm trên máy tính về kiến thức chung và ngoại ngữ. Vòng 2, thi môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng phỏng vấn về kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp sau khi các thí sinh vượt qua vòng 1. Kết quả, chỉ tuyển chọn được 137 giáo viên cho thấy sự căng thẳng của kỳ thi. Đặc biệt, có 2 trường hợp trúng tuyển không nhận nhiệm sở (!)

Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng GD & ĐT A Lưới Trần Viết Văn cho biết: Ngay từ năm học 2019 - 2020, A Lưới đã tổ chức thi tuyển giáo viên rồi. Là huyện vùng cao nhưng theo ông Trần Viết Văn, A Lưới có tỷ lệ  “chọi” đáng ngạc nhiên khi có đến 16 thí sinh ứng thí cho 1 - 2 vị tuyển dụng.

Mới đây vào giữa tháng 3/2022, thực hiện Quyết định số 3180/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh, ngành giáo dục tổ chức kỳ thi tuyển dụng giáo viên Trường THPT chuyên Quốc Học. Không nghi ngờ, với vị thế của Quốc Học, cần thiết phải có cuộc thi tuyển chọn để có được đội ngũ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, năng lực tự học, lòng say mê và tâm huyết với nghề, như phát biểu của ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT tại lễ khai mạc kỳ thi.

Cũng không ngoài dự đoán, kỳ thi diễn ra đầy kịch tính. Vòng 1, Hội đồng tuyển dụng nhận được 21 hồ sơ, loại dần còn 13 hồ sơ. Vòng 2 thực hành dạy 1 tiết tự chọn và 2 tiết bốc thăm môn tiếng Anh trên lớp; thi tin học và ngoại ngữ phụ. Chỉ tiêu tuyển là 7 nhưng chỉ chọn được 3 giáo viên.

Nên vui hay buồn?

Ngành giáo dục Thừa Thiên Huế đang áp dụng phương thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển theo Nghị định số 115/2020/NĐ - CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Theo ông Nguyễn Tân, Sở GD&ĐT chọn hình thức thi viết vì có nhiều ưu điểm. Riêng về giáo viên trung học phổ thông, từ năm 2019 đến 2022 mới tổ chức tuyển dụng lại. Sắp tới, sẽ tuyển dụng 66 giáo viên cho các trường. Tháng 3 vừa qua, sở thực thiện rà soát ở các trường để cân đối, trong đó, có luân chuyên, bố trí hợp lý. Theo đó, vừa xét theo nguyện vọng, vừa xét các điều kiện hoàn cảnh bố trí hợp lý, ưu tiên nhất là giảm bớt thời gian đi lại cho giáo viên để hạn chế tai nạn và có thời gian tập trung vào bài giảng, nâng cao chất lượng giảng dạy.

Trở lại với với kỳ thi tuyển giáo viên ở Huế. Bên cạnh 2 người không nhận quyết định tuyển dụng, còn có 7 trường hợp khác đã viết đơn xin không nhận nhiệm sở với lý do xa nhà. Theo ông Nguyễn Thuận, Trưởng phòng GD&ĐT TP. Huế, đây là những giáo viên vừa nộp tuyển dụng tại TP. Huế, lại vừa nộp tại thị xã Hương Trà và họ đã trúng tuyển tại Hương Trà. Với đơn vị công tác được bố trí, nhà của họ có cự ly đi lại gần hơn.

Trong khi đó, Trưởng phòng GD&ĐT Phú Vang Võ Văn Thịnh lại cho biết, trong kỳ xét tuyển viên chức giáo dục năm học 2021 - 2022, Phú Vang có 4 thí sinh là giáo viên tiểu học trúng tuyển được phân về giảng dạy ở 2 xã vùng biển Phú Hải và Vinh Thanh. Chỉ vài tháng sau, những tân giáo viên này đã nộp đơn xin nghỉ việc. Lý do là đã trúng tuyển vào kỳ thi tuyến giáo viên ở Huế. Ông Thịnh tiếc rẻ khi các em đều là thạc sĩ hoặc là tốt nghiệp đại học loại khá giỏi, nhưng không phàn nàn về sự cố này. Có điều theo ông Thịnh, sự chồng chéo kia đáng lẽ không nên có, gây khó khăn cho các trường và ngành giáo dục huyện trong việc sắp xếp, bố trí giáo viên khi năm học mới cận kề.

Bài, ảnh: Huế Thu

(còn nữa)

Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

Thật ngạc nhiên và cảm động khi chứng kiến một lớp học không cần bảng đen, những giáo viên dạy trẻ khiếm thị chỉ bằng tiếng gõ lạch cạch, cái sờ tay và bằng cả trái tim yêu thương.

Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

TIN MỚI

Khám phá cv xin việc chất lượng
Return to top