ClockChủ Nhật, 18/03/2018 14:48

Bỏ tăng lương cho giáo viên: Ngành giáo dục có mất nhân tài?

Việc bác bỏ tăng lương cho giáo viên có thể khiến người giỏi không hứng thú đến những vùng khó khăn và không đăng ký thi vào trường sư phạm.

Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 12/3 không có đề xuất tăng lương cho giáo viên và miễn học phí cấp THCS mà trước đó đã đưa ra.

Hai đề xuất này trước đó đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Tuy nhiên, trong văn bản góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ đã có ý kiến về những vấn đề này nên việc đề xuất tăng lương cho giáo viên và miễn học phí cấp THCS chưa thể áp dụng được.

Việc bác bỏ tăng lương cho giáo viên có thể khiến người giỏi không hứng thu đến những vùng khó khăn và đăng ký thi vào trường sư phạm (ảnh minh họa)

Người giỏi sẽ không hứng thú đến vùng khó, gắn bó nghề dạy học

Đến nay, cô giáo Nguyễn Thị Bích Thủy, trường Tiểu học Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang tham gia công tác giảng dạy và quản lý được tổng cộng 31 năm. Khi nghe thông tin đề xuất tăng lương cho giáo viên chưa có trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, cô Bích Thủy đã không giấu được nỗi buồn và sự hụt hẫng.

Khi xã hội phát triển thì người dân cũng đòi hỏi con em được thụ hưởng chất lượng giáo dục tốt hơn nên giáo viên cũng chịu áp lực là phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn. Họ còn chịu nhiều sức ép lớn từ việc quản lý lớp, chăm sóc và giáo dục toàn diện cho học trò. Vì vậy, tăng lương cho giáo viên là hết sức cần thiết.

Đúng như Bộ Nội vụ phân tích là nhà giáo đã được ưu đãi đặc biệt vì được hưởng các chế độ phụ cấp lương đối với viên chức trên cùng địa bàn làm việc và được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức cao nhất đến 70% và phụ cấp thâm niên nghề. Tuy nhiên, sự ưu đãi này chưa “thấm tháp” với đời sống và chi phí hiện nay, đặc biệt là đối với những giáo viên giảng dạy ở vùng biển đảo xa xôi, vùng khó khăn.

Cô giáo Nguyễn Thị Bích Thủy

Cô giáo Bích Thủy cho rằng, nếu không tăng lương cho giáo viên thì sẽ khó thu hút người giỏi đến những vùng khó khăn, xa xôi của đất nước để giảng dạy.

Còn theo PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội, việc tăng lương cho giáo viên là một đề xuất đúng đắn để nâng cao chất lượng giáo dục và thu hút người giỏi vào ngành Sư phạm. Tăng lương cũng chính là nguồn động lực rất lớn để giáo viên chuyên tâm vào giảng dạy, phát huy chuyên môn.

Được biết, Bộ GD-ĐT vừa đề xuất là từ mùa tuyển sinh năm 2018, các trường đào tạo giáo viên chỉ tuyển học sinh có học lực giỏi vào trường. Tuy nhiên, đề xuất này khó trở thành hiện thực được vì học sinh giỏi khi đăng ký vào học một trường, ngành nghề nào đó sẽ xem xét là ngành đó tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có được việc làm như thế nào, mức lương ra sao.

Trong khi đó, hiện nay, lương của giáo viên còn thấp, chưa được tăng. Sinh viên sư phạm ra trường rất khó xin được việc làm, hoặc làm trái ngành nghề rất nhiều. Vụ việc 500 giáo viên hợp đồng ở huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) có nguy cơ mất việc làm là bằng chứng nói lên điều này.

Nên tăng lương trước cho giáo viên ở vùng khó khăn

Trong khi đề xuất tăng lương cho giáo viên chưa được đưa vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, có ý kiến cho rằng, để tăng thu nhập cho giáo viên thì nên tăng học phí.

PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ

Trước ý kiến đóng góp như vậy, cô giáo Nguyễn Thị Bích Thủy cho rằng, đề xuất tăng học phí để tăng thu nhập cho giáo viên khó thực hiện được ở những vùng khó khăn, biên giới, hải đảo vì những nơi này đa phần là con em người dân tộc thiểu số, ngư dân có cuộc sống còn rất bấp bênh. Để thu hút các em đến trường đều đặn còn rất khó khăn, nếu tăng học phí thì có thể còn phản tác dụng là sẽ có nhiều học sinh bỏ học hơn.

Cũng không đồng ý với đề xuất tăng học phí để lấy đó là nguồn thu phục vụ tăng lương cho giáo viên, PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ nêu quan điểm: Khi ngân sách Nhà nước chưa đủ để đồng loạt tăng lương cho giá viên thì Quốc hội nên xem xét trước tiên là tăng lương ở một bộ phận giáo viên giảng dạy ở những khu vực, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo...

Còn những giáo viên đang giảng dạy ở các tỉnh, thành phố lớn thì nên giãn tiến độ, kéo dài thời gian tăng sau.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

Thật ngạc nhiên và cảm động khi chứng kiến một lớp học không cần bảng đen, những giáo viên dạy trẻ khiếm thị chỉ bằng tiếng gõ lạch cạch, cái sờ tay và bằng cả trái tim yêu thương.

Chuyện về những giáo viên không cầm phấn
Trò đến lớp, thầy vui!

Bên cạnh dạy học, thầy cô giáo ở vùng cao A Lưới còn phụ trách thêm công tác vận động học sinh đến trường. Thấy học sinh nghỉ học dài ngày, có nguy cơ bỏ học, sau giờ dạy, giáo viên lại tìm đến nhà tìm hiểu, động viên, nhắc nhở. Niềm vui giản dị của các nhà giáo nơi đây là được thấy học sinh trở lại trường.

Trò đến lớp, thầy vui
Return to top