ClockThứ Bảy, 21/09/2019 06:15

Cần những điều tra xã hội học trong sinh viên

TTH - Điều tra xã hội học trong sinh viên (SV) là cơ sở để các trường đáp ứng nhu cầu chính đáng của người học, đồng thời nắm bắt tâm tư, nhận thức của SV để phục vụ công tác quản lý, định hướng. Đáng tiếc là, hoạt động này tại các trường vẫn đang còn thiếu.

Đội viên, học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạoHỗ trợ hiệu quả nhiều mặt cho thí sinh

Nhu cầu sử dụng căng tin của sinh viên là vấn đề có thể điều tra xã hội học

Thiếu điều tra xã hội học

Tại Huế có khoảng hơn 50.000 SV, chủ yếu từ các trường thuộc ĐH Huế, song khi hỏi đến số liệu cụ thể của một số vấn đề trong SV, TS. Trương Quý Tùng, Phó Giám đốc ĐH Huế cho rằng, vẫn đang còn thiếu. “Những vấn đề nổi cộm trong SV cần có số liệu đầy đủ để đánh giá thực trạng mới đưa ra giải pháp, cách giải quyết hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn đang thiếu những điều tra xã hội học để phục vụ công tác này”, TS. Trương Quý Tùng trăn trở.

Theo lãnh đạo ĐH Huế, những khảo sát, điều tra xã hội học rất có giá trị và cần thiết trong nhiều mặt. Từ những việc rất nhỏ như bữa ăn hằng ngày, nhu cầu sử dụng căng tin và giá các dịch vụ, vấn đề ở nội trú đến cách ăn nói của SV, nhận thức của các em về các chính sách của Nhà nước, quy định của cơ sở đào tạo… Mỗi điều tra xã hội phục vụ một mục đích khác nhau, nhưng đều hướng đến mục đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu người học và phục vụ công tác quản lý từ đó nâng cao chất lượng và thu hút người học.

Có nhiều nguyên nhân khiến việc điều tra xã hội học trong SV còn thiếu. TS. Trương Quý Tùng cho rằng, lâu nay chưa có cá nhân, đơn vị nào phụ trách làm công việc này. Trong khi đó, một số trường vẫn chưa quan tâm nhiều đến hoạt động này, chủ yếu mới tạo ra các diễn đàn đối thoại trực tiếp như các tuần sinh hoạt công dân, đối thoại SV, các sinh hoạt định kỳ… Trên thực tế, đối thoại trực tiếp khó mang lại hiệu quả như ý muốn, bởi thông thường chỉ có những SV mạnh dạn mới nói ra; có những trường hợp không thuộc ý kiến số đông SV, vì vậy khó làm cơ sở để đánh giá những vấn đề trong SV để kịp thời hỗ trợ, đưa ra các định hướng, điều chỉnh phù hợp. “Các dịch vụ trong trường chủ yếu phục vụ SV, em nghĩ nếu có những khảo sát, điều tra xã hội học, SV có thể đóng góp ý kiến để cơ sở đào tạo làm tốt hơn, vừa phục vụ nhu cầu người học cũng có thể tạo ra nguồn thu dịch vụ cho trường”, Phan Văn Khánh, SV một trường thuộc ĐH Huế bày tỏ.

Ngoài hình thức lấy ý kiến trực tiếp SV, nên tiến hành các điều tra xã hội học (Ảnh minh họa)

PGS.TS. Trần Xuân Bình, Trưởng khoa Xã hội học, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế cho rằng, các điều tra xã hội học dựa trên những con số khảo sát cùng nhiều phương pháp nghiệp vụ giúp đánh giá tương đối chính xác và hỗ trợ tốt để giải quyết rất nhiều vấn đề. Trong bối cảnh giáo dục đã có những thay đổi hiện nay, có rất nhiều vấn đề có thể tiến hành điều tra xã hội học, trong đó có hoạt động, chương trình đào tạo, mối quan hệ giữa đào tạo với việc làm… Để có thể làm tốt công tác này, đã đến lúc cần có những đề tài, nghiên cứu về vấn đề này.

Có thể triển khai

Điều tra xã hội học trong SV mang lại lợi ích hai bên cả người học lẫn cơ sở đào tạo và vì thế cần có những giải pháp điều chỉnh, sớm triển khai tại ĐH Huế và các cơ sở đào tạo. Trên thực tế, về chuyên môn vấn đề này không quá khó làm. Theo TS. Trương Quý Tùng, trước những vấn đề nổi cộm, dựa vào mô hình các em học tập trên lớp có thể phát các phiếu điều tra khảo sát, chú ý các đặt câu hỏi khéo léo. “Điển hình như thực trạng SV nói tục, chửi bậy, có thể đặt các câu hỏi đánh giá vấn đề trên đối với bạn bè xung quanh, điều này giúp SV dễ trả lời và cho kết quả chính xác hơn”, TS. Trương Quý Tùng nêu ví dụ.

Lợi thế rất lớn hiện nay tại Huế có Khoa Xã hội hóa, có chuyên môn trong vấn đề đã phân tích. Theo PGS.TS. Trần Xuân Bình, đối với các vấn đề ĐH Huế và các trường có nhu cầu, khoa sẵn sàng phối hợp nhất là đội ngũ chuyên gia để làm các điều tra xã hội học cho SV, hướng đến những hiệu quả cao hơn trong công tác quản lý và hoạt động phục vụ SV.

Ngoài vai trò ĐH Huế, các trường cần có những giải pháp quan tâm hơn. Hiện, bộ phần gần gũi nhất với SV là các phòng, ban công tác SV. Đơn vị này có thể làm đầu mối để triển khai các điều tra xã hội học trong SV. Ngoài hình thức phát phiếu trực tiếp cũng có thể triển khai trực tuyến để SV dễ dàng trả lời.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên

Đại học Huế với vai trò là trung tâm đào tạo hàng đầu miền Trung, đã chủ động tích hợp công nghệ số vào công tác Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên (ĐTN - HSV) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường hiệu quả quản lý và đẩy mạnh phong trào sinh viên.

Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên
Tiếp sức cho học sinh, sinh viên đến trường

Nguồn vốn tín dụng từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc đã hỗ trợ cho nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục theo đuổi ước mơ học tập, kiến tạo tương lai.

Tiếp sức cho học sinh, sinh viên đến trường
Hỗ trợ vé xe và máy bay cho sinh viên, người lao động về quê đón Tết

Ngày 30/11, theo thông tin từ Tỉnh đoàn, người dân Thừa Thiên Huế đang học tập và lao động tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương có thể đăng ký tham gia Chương trình "Mang Tết về nhà" năm 2025 để nhận được vé xe và máy bay miễn phí về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hỗ trợ vé xe và máy bay cho sinh viên, người lao động về quê đón Tết

TIN MỚI

Return to top