ClockThứ Tư, 25/03/2020 13:45
KIỂM TRA VIỆC HỌC TRÊN TRUYỀN HÌNH CỦA HỌC SINH TẠI HƯƠNG TRÀ:

Có sự hiểu nhầm

TTH - Báo Thừa Thiên Huế tiếp nhận phản ánh của giáo viên (GV) về việc Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thị xã Hương Trà “có tin nhắn yêu cầu không hợp lý với GV trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp”.

Học sinh khối 9 sẽ học qua truyền hình vào ngày 23/3Làm quen với bài học trên truyền hình

Các em học sinh Trường THCS Nguyễn Đăng Thịnh theo dõi bài giảng trên truyền hình theo nhóm

Tin nhắn được gửi từ Trưởng phòng GD&ĐT thị xã có nội dung: “Chiều nay các nhà trường cử GV đến thăm nhà học sinh lớp 9 để kiểm tra tình hình học tập của các em nhé. Ghi hình ảnh và chuyển lên nhóm cho mình với nhe. Chúc quý thầy cô một tuần làm việc vui vẻ”.

Giáo viên này cho biết, bản thân thấy yêu cầu không hợp lý. Hiện bằng công nghệ 4.0, việc tiếp xúc có thể là qua mạng xã hội, qua điện thoại chứ không nhất thiết phải đến tận nhà. Theo yêu cầu, GV sẽ phải tiếp xúc với gia đình các HS. Trong khi tổng số HS mỗi lớp đông, tình hình dịch bệnh phức tạp, giả sử có lây nhiễm ai chịu trách nhiệm.

Trao đổi với chúng tôi, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Hương Trà Nguyễn Thị Huy thông tin: Từ hướng dẫn của Bộ, Sở GD&ĐT và chỉ đạo của tỉnh về việc cho học sinh lớp 9 học trên truyền hình, nên trưa 23/3, mình có nhắn tin cho các hiệu trưởng đề nghị cử GV về kiểm tra, nắm tình hình HS học trên TH như thế nào, xem các vùng có tiếp sóng truyền hình được không…

Theo cô Huy, trước khi triển khai học, Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Tân đã yêu cầu các đơn vị triển khai và thống kê xem có khó khăn gì không. Như 2 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới, do điều kiện khó khăn, sẽ có nhiều gia đình không có ti vi hay máy tính để các em học, vì vậy, lãnh đạo Phòng GD&ĐT 2 địa phương này đề xuất những nhóm 2-3 bạn (cùng xóm) học với nhau và địa phương sẽ cử GV về để hướng dẫn thêm.

“Ở Hương Trà, chúng tôi yêu cầu thầy cô nắm tình hình xem HS nào không đủ điều kiện học trên truyền hình, để có hình thức giúp các em. Hiện, dịch bệnh diễn biến phức tạp, chưa biết khi nào dừng, nên ngoài việc học trên truyền hình, hàng tháng, hàng tuần tổ chuyên môn, các trường trên địa bàn đều ra bài tập cho các em làm trong thời gian nghỉ và kiểm tra, nắm thông tin bằng nhiều kênh”, cô Huy chia sẻ.

Hiệu trưởng Trường THCS Hồ Văn Tứ (phường Hương Văn), thầy Trần Lưu Quang cho biết, mình nhận được tin nhắn lúc 9h25 sáng 23/3. “Chúng tôi hiểu là phòng yêu cầu các trường đến thăm, động viên HS.

Dù GV chủ nhiệm có lập các nhóm của mỗi lớp để kết nối phụ huynh - HS, nhưng tôi thấy cần thiết đến kiểm tra thực tế các em. Nhất là trong giai đoạn đang nghỉ dài ngày. Có thể có em không ở nhà mà đi chơi bên ngoài”, thầy Quang nêu.

“Khi đến kiểm tra, tất cả giáo viên chúng tôi đều đeo khẩu trang và các em HS cũng vậy. Do đó, có thể GV này hiểu nhầm ý chỉ đạo của trưởng phòng GD”, thầy Quang nhận định.

Tại Trường Hồ Văn Tứ, việc kiểm tra tình hình học qua truyền hình được Ban giám hiệu, các tổ trưởng, GV chủ nhiệm, bộ môn (15 người) thực hiện bằng cách chia thành các nhóm đến một số nhà HS.

“Qua kiểm tra chúng tôi thấy, phương pháp này rất tích cực. Đa số phụ huynh đồng tình ủng hộ. Một số gia đình phản ánh chưa hiểu cách học, trong khi một số HS do hoàn cảnh gia đình không tham gia học được; qua đó, chúng tôi đã đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục...”, thầy Quang cho biết.

Trước đó (ngày 20/3), Phòng GD&ĐT Hương Trà cũng có công văn hướng dẫn một số nội dung dạy học trên truyền hình gửi hiệu trưởng các trường THCS trực thuộc. Công văn có các nội dung, như: Khảo sát các điều kiện triển khai học trên truyền hình của HS. Nhà trường hướng dẫn HS nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu, chuẩn bị bài mới trước khi học cũng như hỗ trợ HS bằng cách phân công GV bộ môn giải đáp những vấn đề HS chưa rõ. Phân công GV nắm tình hình học tập của HS thông qua nhiều kênh để nắm số lượng HS tham gia học tập.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ:
Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước

PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Trường đại học Sư phạm, ĐHH là một trong những cơ sở giáo dục đại học chất lượng tốp đầu của cả nước. Tuy nhiên, để trở thành cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao thì trường phải có sự nhìn nhận, đánh giá một cách thực tiễn, khách quan để có sự đầu tư đúng hướng".

Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước
Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh
Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn dự và chỉ đạo hội nghị.

Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên
Đẩy mạnh giáo dục di sản cho học sinh

Chiều 22/10, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã có buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai chương trình giáo dục di sản cho học sinh.

Đẩy mạnh giáo dục di sản cho học sinh
Return to top