ClockThứ Tư, 14/10/2020 15:13

Cô Tổng phụ trách Đội được học sinh tin yêu

TTH - Từ quê hương Quảng Bình, Lê Thị Thanh Xuân theo ba mẹ vào vùng cao A Lưới đến nay đã 21 năm. Từ hình ảnh thầy cô giáo tràn trề yêu thương của mình, ước mơ trở thành giáo viên cứ lớn dần trong Xuân. Giờ đây, cô lại được đón nhận điều đó từ những học sinh thân yêu.

Thầy tổng phụ trách năng độngTổng phụ trách Đội năng động

Cô Xuân hướng dẫn học sinh thắt khăn quàng

Năm 2010, tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm Huế, Xuân nhận công tác tại Trường tiểu học (TH) A Roàng và chuyển về A Ngo năm 2015. Nhớ lại những ngày đầu vào nghề, Xuân vẫn không khỏi cảm thấy áp lực khi phụ trách lớp học có 100% học sinh là con em vùng bản. Học sinh không biết tiếng Việt nên khó tiếp nhận kiến thức, phần đông phụ huynh lại phó mặc việc học của con cái cho nhà trường… Từ việc áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, đến dạy tiếng phổ thông cho học sinh với một giáo viên trẻ đều không đơn giản.

Tâm huyết với nghề, có tinh thần học hỏi và sự giúp đỡ của đồng nghiệp, Xuân từng bước tháo gỡ khó khăn. Để học sinh tiếp cận tiếng Việt nhanh, ngoài các buổi giao lưu giữa các lớp do nhà trường tổ chức, giờ ra chơi cô dành nhiều thời gian trò chuyện để các em có điều kiện giao tiếp; dùng những bài học trong sách giáo khoa làm ví dụ để các em nhớ bài lâu và thích đến trường. Nhờ vậy, cô Xuân không chỉ là một giáo viên dạy giỏi mà còn làm tốt công tác nâng cao kỹ năng sống cho học sinh. Năm học 2019 - 2020, Ban Giám hiệu Trường TH A Ngo phân công cô làm Tổng phụ trách (TPT) Đội.

Cô Võ Thị Thuý, Hiệu trưởng Trường TH A Ngo, nói: “Giao cho cô Xuân phụ trách Đội, chúng tôi rất trăn trở. Nhưng hoạt động phong trào tác động tích cực đến chất lượng dạy và học nên cần chọn người có năng lực”. Cô Xuân thì nêu rõ quan điểm, nhiệm vụ nào cũng có ý nghĩa riêng, dù là TPT vẫn có 8 tiết đứng lớp/tuần. Cô tập trung xây dựng các phong trào bổ ích, như: “Giúp em tìm hiểu lịch sử quê hương”, “Xây dựng sân trường xanh – sạch – sáng”, tổ chức đưa học sinh tham quan các di tích lịch sử trong và ngoài địa phương… vừa tăng cường kỹ năng sống cho học sinh, vừa nâng cao chất lượng dạy và học nên các em rất hứng thú. Các hội thi, kỹ năng tham gia giao thông do cô tổ chức thu hút được nhiều học sinh tham gia. Bí quyết thành công mà cô Xuân tiết lộ là bất cứ hoạt động nào cũng cùng tham gia với học sinh thì phong trào chắc chắn sẽ sôi nổi.

Em Nguyễn Thị Ngọc Bích, học sinh lớp 5/1, hào hứng: “Nhìn cô giáo múa con mới bắt chước dễ hơn. Con và các bạn chỉ trông mau đến Ngày 20/11 để được mặc quần áo đẹp biểu diễn văn nghệ”. Nhiều học sinh bày tỏ thích được đi tham quan các di tích lịch sử như Bảo tàng Hồ Chí Minh, lăng Phan Bội Châu…

Cô Thúy cho biết thêm: “Nhờ sự nhiệt tình của cô Xuân, năm học qua, các hoạt động Đội ở A Ngo có sự chuyển biến rõ rệt, Liên đội nhà trường đạt liên đội mạnh cấp tỉnh; đạt giải nhì toàn đoàn Hội thi kỹ năng an toàn giao thông cấp huyện và giải nhì cấp huyện về mô hình “Xanh – sạch – sáng sân trường”.

Với những nỗ lực, cô Xuân nhận được sự kính trọng của học sinh, phụ huynh tin tưởng, đồng nghiệp quý mến; nhiều lần đạt giải giáo viên dạy giỏi cấp huyện; được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và là 1/5 giáo viên tiểu học của huyện được UBND tỉnh tặng bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện nghề của những cô giáo mầm non

Làm cô giáo mầm non, cái nghề “sớm con muộn chồng” ấy trải qua biết bao câu chuyện buồn vui. Thật sự yêu nghề, mến trẻ bằng tất cả cái tâm sáng trong của một người mẹ thì các cô mới có thể làm tròn sứ mệnh của mình.

Chuyện nghề của những cô giáo mầm non
“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc

Ngày 18/11, tại Nhà văn hóa xã Hồng Bắc (A Lưới), Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Trường tiểu học Phường Đúc (TP.Huế) tổ chức chương trình “Ấm tình mùa đông” lần thứ 9 năm 2024, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc
Khi các cô giáo nghỉ hưu

Hoàn thành sứ mệnh "trồng người", các nhà giáo trở về cuộc sống đời thường. Đẹp biết bao, dù ở đâu và làm gì, họ vẫn được mọi người tôn vinh, kính trọng bởi tác phong mô phạm với lối sống giản dị, sáng trong cùng những việc làm, hoạt động có ý nghĩa cao đẹp…

Khi các cô giáo nghỉ hưu
Cô và trò Hồng Thái

Hồng Thái là xã nằm ở vùng giáp biên giới Việt - Lào và cũng là xã đặc biệt khó khăn của huyện A Lưới. Nơi đây, bà con dân tộc Tà Ôi chiếm hơn 91%; sinh kế chủ yếu của người dân là sản xuất nông - lâm nghiệp.

Cô và trò Hồng Thái
Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù

Ngày 15/11, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện A Lưới tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm 1 năm thực hiện Đề án 2036 “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn huyện A Lưới giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo”.

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù

TIN MỚI

Return to top