ClockThứ Sáu, 16/11/2018 06:00

Đào tạo nguồn nhân lực theo chuẩn quốc tế

TTH - Để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế là một trong những cơ sở đào tạo được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp lựa chọn triển khai mô hình đào tạo theo tiêu chuẩn của CHLB Đức.

Đào tạo nguồn nhân lực – nhìn từ sở hữu vốnPhát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tinĐào tạo nhân lực theo đơn đặt hàng

Xu hướng đào tạo của Trường cao đẳng Công nghiệp Huế là nâng cao năng lực và trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên

Đào tạo theo năng lực

Theo kế hoạch đào tạo thí điểm trình độ cao đẳng cho 22 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế được lựa chọn đào tạo nghề điện công nghiệp theo chương trình đào tạo được chuyển giao từ CHLB Đức. TS. Cung Trọng Cường, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghiệp Huế, cho hay: “Đây là chương trình đào tạo hướng đến việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào những lĩnh vực là thế mạnh của Đức, như: công nghiệp nặng, công nghệ điện tử, cơ khí…”.

Chương trình được triển khai từ tháng 9/2019, áp dụng thí điểm với lớp đầu tiên khoảng 16 sinh viên. Trong thời gian 3,5 năm, với chương trình đào tạo được chuyển giao từ nhóm chuyên gia dự án, sinh viên theo học chương trình này không tập trung vào thi cử, nặng về điểm số mà được trang bị nền tảng kiến thức vững chắc và các kỹ năng. Trong đó, có những yêu cầu về năng lực sáng tạo, sự chủ động trong công việc, thái độ làm việc tốt, kỹ năng mềm giỏi… Ra trường, sinh viên đủ trình độ làm việc ngay và tập trung vào khu vực công nghệ cao.

Ông Cường nhấn mạnh: “Đào tạo theo nguyên tắc rộng và sâu là cách đào tạo của các chương trình đào tạo quốc tế. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo này tiếp cận theo hướng năng lực. Khi sinh viên đi thực tập vào năm cuối sẽ lựa chọn lĩnh vực dự kiến làm trong tương lai và làm việc trực tiếp trong môi trường doanh nghiệp để tiếp cận công việc. Mô hình đào tạo rất khắt khe, có cơ chế đánh giá, quản lý, theo dõi sự phát triển…”.

Để được lựa chọn triển khai chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của Đức, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về nguồn nhân lực, chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất… Quan trọng nhất là phải chuẩn bị lực lượng đội ngũ đáp ứng năng lực giảng dạy theo tiêu chuẩn của Đức. Sáu giảng viên đủ năng lực ngoại ngữ và trình độ chuyên môn được lựa chọn đi đào tạo trong vòng 5 tháng tại CHLB Đức. Đây chính là lực lượng giảng viên nòng cốt sẽ hỗ trợ đào tạo cho các giảng viên khác. Chương trình đào tạo, cơ sở vật chất của ngành đào tạo cũng sẽ được đầu tư nâng cấp toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế của Đức.

Ông Trần Hữu Châu Giang, Phó Hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghiệp Huế thông tin: “Trong quá trình đào tạo sẽ vừa điều chỉnh vừa đánh giá. Sau khi đào tạo, chuyên gia của Đức sẽ kiểm tra, đánh giá năng lực của sinh viên để công nhận tốt nghiệp theo tiêu chuẩn của CHLB Đức. Người học sẽ được cấp bằng cao đẳng của Việt Nam và bằng nghề level 4 của Đức”.

 Giờ thực hành của sinh viên ngành điện - điện tử

Cung cấp nhân lực chất lượng cao

Ông Trần Phương Nam, Trưởng khoa Điện - Điện tử, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế, cho rằng: “Theo chiến lược phát triển công nghiệp, Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 6,5-7,0%/năm và giai đoạn 2021-2030 đạt 7,5-8,0%/năm. Để đạt được những chỉ tiêu trên, nhất định phải có sự gia tăng về quy mô các nhà máy, khu công nghiệp trên khắp cả nước. Sự gia tăng này đồng nghĩa với việc cần phát triển các hệ thống và mạng lưới điện công nghiệp. Đây là cơ sở để khẳng định ngành điện công nghiệp không những cần lao động mà còn cần rất nhiều lao động có trình độ kỹ thuật cao có thể đáp ứng được quy mô và tốc độ gia tăng này. Đón đầu xu thế, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế nỗ lực tiếp cận và tham gia vào các chương trình đào tạo nghề trọng điểm khu vực và quốc tế”.

Theo ông Cung Trọng Cường, hiện nay, doanh nghiệp rất cần lực lượng lao động chất lượng cao nhưng không có đủ người đáp ứng yêu cầu. Trong khi đó, sinh viên sau khi ra trường năng lực tiếp cận công việc thấp, bởi vì sự gắn kết giữa doanh nghiệp và trường học yếu. Doanh nghiệp cần nguồn nhân lực chất lượng cao và đã gõ cửa nhà trường. Nhà trường cũng thấy được việc đào tạo ra không phù hợp với doanh nghiệp và tìm cách kết nối, bắt tay với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo.

Trường cao đẳng Công nghiệp Huế cũng đang triển khai một số dự án nâng cao năng lực, đổi mới môi trường giáo dục như: dự án USAID COMMET của Mỹ, dự án KOSEN của Nhật, dự án ADB của Đức… Đồng thời, phối hợp với doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo theo hướng chuyên sâu về công nghệ. Doanh nghiệp trực tiếp tham gia giảng dạy cùng với nhà trường nên sau mỗi năm học, sinh viên tiến bộ rất nhanh. Họ lại được đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nên rất tự tin cập nhật năng lực bản thân, tự tin xin việc, làm việc nhóm...

Ông Cung Trọng Cường cho hay: “Nhà trường đang thử nghiệm các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế. Sau đó sẽ áp dụng đào tạo đại trà khi đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, các tiêu chuẩn giảng dạy, điều kiện học tập”.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn
Bàn giao 30 bác sỹ trẻ và khai giảng khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I

Ngày 7/12 tại Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế, Bộ Y tế tổ chức lễ bàn giao 30 bác sỹ trẻ vừa tốt nghiệp khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I - lớp 3 trong tổng số 267 bác sỹ đang được đào tạo; và khai giảng lớp bác sỹ chuyên khoa cấp I - lớp 13 với 32 bác sỹ được tuyển chọn theo các tiêu chuẩn quy định.

Bàn giao 30 bác sỹ trẻ và khai giảng khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I

TIN MỚI

Return to top